Chiếm đoạt tài sản dưới 1 triệu đồng có bị khởi tố hay không? Quy định của pháp luật về các tội xâm phạm quyền sở hữu.
Chiếm đoạt tài sản dưới 1 triệu đồng có bị khởi tố hay không? Quy định của pháp luật về các tội xâm phạm quyền sở hữu.
Tóm tắt câu hỏi:
Chiếm đoạt tài sản dưới 1.000.000 đồng có bị khởi tố hay không??
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sơ pháp lý:
–
2. Luật sư tư vấn:
Chiếm đoạt là việc cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang được sự quản lí của chủ sở hữu thành tài sản của mình. Chúng được biểu hiện dưới dạng hành vi hoặc mục đích phạm tội. Chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức. Trong Bộ Luật Hình sự có quy định về các tội có hành vi chiếm đoạt và mục đích chiếm đoạt tài sản sau:
Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự về tội cướp tài sản đã quy định như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Điều 134. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Điều 136 Bộ luật hình sự quy định:
“1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Có thể thấy, tại các điều luật : Điều 133, Điều 134, Điều 135, Điều 136 Bộ Luật hình sự có quy định về các hành vi mà không quy định cụ thể về giá trị tài sản bị chiếm đoạt là bao nhiêu. Vì vậy, khi một người thực hiện các hành vi được quy định tại điều luật này để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác, kể cả giá trị tài sản dưới 1.000.000 cũng cấu thành tội phạm và bị khởi tố về tội tương ứng với hành vi thực hiện.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
Điều 137 Bộ Luật hình sự quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:
“1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Căn cứ vào tính chất nguy hiểm của loại tội phạm này, nhà làm luật đã quy định dấu hiệu cơ bản của tội phạm này là giá trị của tài sản chiếm đoạt là 500.000 đến 50.000.000 hoặc dưới 500.000 đồng mà gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, khi một người có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị 1.000.000 đã cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và bị khởi tố hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ Điều 138 Bộ luật hình sự quy định tội trộm cắp tài sản như sau:
“Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Điều 139 Bộ Luật Hình sự quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo đó:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Điều 140 Bộ Luật Hình sự có quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cụ thể:
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.
Theo quy định của pháp luật thì, đối với các tội trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, các nhà làm luật ngoài quy định về hành vi phạm tội còn quy định dấu hiệu cơ bản để cấu thành nên Tội trộm cắp tài sản, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là giá trị tài sản chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên, dấu hiệu cơ bản để cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là giá trị tài sản chiếm đoạt là 4.000.000 đồng trở lên. Vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào giá trị tài sản và giá trị tài sản dưới 1.000.000 đồng thì chưa đủ yếu tố cấu thành tội Trộm cắp tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Bộ Luật Hình sự. Vì vậy sẽ không đủ căn cứ để khởi tố.