Cho đến nay, thuế thu nhập cá nhân đã và đang trở thành một loại thuốc cơ bản, có vai trò trung tâm trong hệ thống thuế của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vậy chi phí làm thẻ tạm trú và chi phí làm thị thực có tính thuế thu nhập cá nhân hay không?
Mục lục bài viết
1. Chi phí làm thẻ tạm trú, thị thực có tính thuế TNCN không?
Trước hết, thị thực hay còn được gọi là visa, đây là loại giấy tờ văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp, thị thực có giá trị cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, thẻ tạm trú cũng là một trong những loại giấy tờ vô cùng quan trọng, thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn trên lãnh thổ của Việt Nam, thẻ tạm trú sẽ có giá trị thay thế cho thị thực.
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Thông tư
– Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, trong đó bao gồm cả cá nhân được cử đi công tác, lao động và học tập ở nước ngoài có phát sinh thu nhập chịu thuế;
– Cá nhân được xác định là người không mang quốc tịch của nước Việt Nam, tuy nhiên có thu nhập chịu thuế, trong đó bao gồm người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam, người nước ngoài không hiện diện trên lãnh thổ của Việt Nam tuy nhiên có phát sinh thu nhập chịu thuế tại Việt Nam.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, có quy định về các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm thu nhập từ tiền lương/tiền công. Đây là khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập của người lao động nhận được từ phía người sử dụng lao động, trong đó bao gồm: Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc lợi ích không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công cho người sử dụng lao động chi trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức, bao gồm hình thức như sau: Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động như chi cho người lao động trong các ngày nghỉ lễ, thuê dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một cá nhân/một nhóm cá nhân, chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng …
Theo đó thì có thể nói, nếu người sử dụng lao động chi trả thay cho người lao động các khoản chi phí làm thẻ tạm trú, chi phí làm thị thực thì đây sẽ được xác định là khoản lợi ích ngoài tiền lương, tiền công mà người nộp thuế được hưởng. Trong trường hợp này, chi phí làm thẻ tạm trú, chi phí làm thị thực sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Ngược lại, nếu người sử dụng lao động chi trả chi phí làm thẻ tạm trú, chi phí làm thị thực cho người lao động nước ngoài để đủ điều kiện vào làm việc tại Việt Nam, thì khoản chi phí này sẽ được xác định là trách nhiệm của người sử dụng lao động, khi đó, chi phí làm thẻ tạm trú/chi phí làm thị thực sẽ không được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
2. Kỳ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2014 có quy định về kỳ tính thuế. Cụ thể như sau:
– Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định cụ thể như sau:
+ Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ tiền lương hoặc thu nhập từ tiền công;
+ Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập sẽ được áp dụng đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư vốn, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn, ngoại trừ thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ quá trình trúng thưởng, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bản quyền, thu nhập từ hoạt động nhượng quyền thương mại, thu nhập từ hoạt động thừa kế và thu nhập từ hoạt động nhận quà tặng;
+ Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc tính thuế theo năm đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán. Trong trường hợp cá nhân cư trú áp dụng kỳ tính thuế theo năm, thì cần phải thực hiện hoạt động đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế.
– Kỳ tính thuế đối với các cá nhân không cư trú sẽ được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả các thu nhập chịu thuế.
Theo đó, kỳ tính thuế đối với thu nhập phát sinh từ tiền lương/tiền công của cá nhân cư trú là kỳ tính thuế theo năm.
3. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2014 có quy định về thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công. Cụ thể như sau:
– Thu nhập chịu thuế phát sinh từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng thu nhập quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 3 của Văn bản hợp nhất luật thuế thu nhập cá nhân năm 2014 mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế;
– Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định là thời điểm tổ chức, cá nhân chả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc được xác định là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập trên thực tế.
Tóm lại, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân chả thu nhập cho đối tượng nộp thuế, hoặc được xác định là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập trên thực tế theo Điều 11 của Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2014.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
– Thông tư
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính.
THAM KHẢO THÊM: