Khi khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền thì có những loại phí, lệ phí nhất định để thực hiện vụ án. Vậy chi phí khởi kiện vụ án dân sự hiện nay là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Quy định về tạm ứng án phí sơ thẩm:
Khoản 1 Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2019 quy định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, Điều này quy định nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có những quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải thực hiện nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải thực hiện nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc người này không phải nộp tiền tạm ứng án phí. Theo đó, người khởi kiện (nguyên đơn) phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm trừ trường hợp người khởi kiện (nguyên đơn) được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí. Khoản 2 Điều 7
2. Mức nộp tạm ứng án phí sơ thẩm:
Theo quy định trên, khi khởi kiện vụ án dân sự, người khởi kiện (nguyên đơn) phải chịu chi phí về tạm ứng án phí cụ thể như sau:
– Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động mà không có giá ngạch: 300.000 đồng.
– Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà không có giá ngạch: 3.000.000 đồng.
-Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình mà có giá ngạch:
+ Từ 6.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng.
+ Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp x 50%.
+ Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: (20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng) x 50%.
+ Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: (36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng) x 50%.
+ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: (72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng) x 50%.
+ Từ trên 4.000.000.000 đồng: (112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng) x 50%.
– Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà có giá ngạch:
+ Từ 60.000.000 đồng trở xuống: 3.000.000 đồng.
+ Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: (5% của giá trị tranh chấp) x 50%.
+ Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: (20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng) x 50%.
+ Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: (36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng) x 50%.
+ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: (72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng) x 50%.
+ Từ trên 4.000.000.000 đồng: (112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng) x 50%.
– Đối với tranh chấp về lao động mà có giá ngạch:
+ Từ 6.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng.
+ Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: (3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng) x 50%.
+ Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: (12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng) x 50%.
+ Từ trên 2.000.000.000 đồng: (44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng) x 50%.
3. Các chi phí tố tụng khác khi khởi kiện vụ án dân sự:
Ngoài khoản tiền tạm ứng án phí thì còn những khoản tiền sau khi khởi kiện vụ án dân sự:
– Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài:
+ Khoản 1 Điều 151 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2019 quy định tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài chính là số tiền mà Tòa án đã tạm tính để chi trả cho việc ủy thác tư pháp khi tiến hành việc thu thập, cung cấp chứng cứ, tống đạt những giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, triệu tập người làm chứng, người giám định và những yêu cầu tương trợ tư pháp có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.
+ Khoản 1 Điều 152 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2019 quy định nguyên đơn, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc các đương sự khác trong vụ án phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi mà yêu cầu của họ làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
+ Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam bao gồm có phí, lệ phí và chi phí thực tế phát sinh khi thực hiện ủy thác tư pháp theo các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc gia liên quan. Như vậy thì chi phí ủy thác ở đây bao gồm có các khoản phí, lệ phí, và các khoản chi phí thực tế phát sinh. Hiện nay, theo các quy định tại Nghị quyết số 326/2016/NQ- UBTVQH14 thì lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài với số tiền là 200.000 đồng. Còn về các chi phí thực tế phát sinh, tại khoản 5 Điều 6 Thông tư số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định chi phí thực tế gồm:
++ Chi phí về dịch thuật, công chứng, chứng thực hồ sơ ủy thác tư pháp;
++ Chi phí về tống đạt hồ sơ ủy thác tư pháp ở nước ngoài;
++ Chi phí về thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước ngoài;
++ Chi phí khác (nếu có) theo các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia liên quan.
– Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ:
+ Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2019 quy định tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ chính là số tiền mà Tòa án tạm tính để tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
+ Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2019 quy định người yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ sẽ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo như yêu cầu của Tòa án. Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và ra quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm sẽ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
– Tiền tạm ứng chi phí giám định:
+ Khoản 1 Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2019 quy định tiền tạm ứng chi phí giám định chính là số tiền mà người giám định tạm tính để tiến hành việc giám định theo quyết định của Tòa án hoặc là theo yêu cầu giám định của đương sự.
+ Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và ra quyết định trưng cầu giám định thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm sẽ phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
– Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản:
+ Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản chính là số tiền mà Hội đồng định giá tạm tính để tiến hành việc định giá tài sản theo quyết định của Tòa án.
+ Người yêu cầu định giá tài sản sẽ phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
– Chi phí cho người làm chứng:
+ Chi phí hợp lý và thực tế cho những người làm chứng do đương sự chịu.
+ Người đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng phải chịu tiền chi phí cho những người làm chứng nếu lời làm chứng phù hợp với sự thật nhưng lại không đúng với yêu cầu của người đề nghị. Trường hợp lời làm chứng phù hợp với sự thật và cũng đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này sẽ do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị chịu.
– Chi phí cho người phiên dịch, luật sư:
+ Chi phí cho người phiên dịch chính là khoản tiền phải trả cho người phiên dịch trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo như thoả thuận của đương sự với người phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thoả thuận của đương sự với luật sư ở trong phạm vi quy định của tổ chức hành nghề luật sư và theo quy định của pháp luật.
+ Chi phí cho người phiên dịch, luật sư sẽ do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thoả thuận khác.
+ Trường hợp Tòa án yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch sẽ do Tòa án trả.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2019.