Khi một doanh nghiệp phát triển, cơ cấu quản lý hoạt động hiệu quả và có doanh thu ổn định, nếu như mong muốn mở rộng quy mô công ty và thị trường thì việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm là mở chi nhánh công ty. Khi thành lập chi nhánh công ty, thông thường các doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho chi nhánh của mình cách thức hạch toán phụ thuộc hay độc lập. Vậy chi nhánh hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân không?
Mục lục bài viết
1. Chi nhánh hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân không?
Theo quy định tại Điều 74 Bộ Luật dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Phải có cơ quan điều hành. Trong đó, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan điều hành của chính pháp nhân phải được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc quy định trong quyết định thành lập pháp nhân.
– Có các cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc là theo quy định của pháp luật.
– Có tài sản độc lập với các cá nhân, các pháp nhân khác và phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Như vậy, để xác định chi nhánh hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân hay không, cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã liệt kê phía trên.
Tại Điều 44
“Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân”.
Bản chất của chi nhánh chính là một đơn vị thuộc trụ sở chính của một công ty và chỉ đáp ứng được yêu cầu là được thành lập hợp pháp theo đúng quy định, có con dấu riêng, có tổ chức bộ máy đầy đủ. Còn riêng về yếu tố độc lập khi mà nhắc đến tài sản và tự chịu trách nhiệm về tài sản đóng góp thì chi nhánh lại chưa đáp ứng được, tức là chi nhánh sẽ có vốn độc lập nhưng nguồn vốn này lại là do công ty mẹ cung cấp và công ty mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm.
Như vậy, qua các quy định trên thì ta có thể khẳng định rằng chi nhánh nói chung chính là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, thực hiện những công việc theo uỷ quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp thì có tư cách pháp nhân (trừ mô hình doanh nghiệp tư nhân) nhưng chi nhánh thì lại không.
Chi nhánh hạch toán độc lập được hiểu chính là chi nhánh có mối quan hệ với doanh nghiệp (công ty mẹ) thông qua cách thức hoạt động ghi chép sổ sách kế toán và các giao dịch với cơ quan quản lý thuế chứ không phải là độc lập với doanh nghiệp về các tài sản hay nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật như các quy định của pháp luật về dân sự và doanh nghiệp.
Chi nhánh hạch toán độc lập về hạch toán giống như là một công ty có hoạt động riêng rẽ với đầy đủ những loại báo cáo. Công ty mẹ sẽ thực hiện làm báo cáo hợp nhất, các chi nhánh vẫn phải chịu điều phối của doanh nghiệp chủ quản. Doanh nghiệp có thể tự thay đổi người đứng đầu chi nhánh mà sẽ không cần thông qua người đứng đầu chi nhánh.
Đơn vị kế toán là cơ quan, tổ chức, đơn vị sau có lập báo cáo tài chính:
– Cơ quan mà có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp;
– Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước;
– Tổ chức, đơn vị sự nghiệp mà không sử dụng ngân sách nhà nước;
– Doanh nghiệp được thành lập và được hoạt động theo pháp luật Việt Nam; các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Tại khoản 1 Điều 3
Qua các quy định trên, ta có thể khẳng định rằng chi nhánh hạch toán độc lập không có tư cách pháp nhân.
2. Các hoạt động của chi nhánh hạch toán độc lập:
Chi nhánh hạch toán độc lập sẽ tự mình làm hết mọi việc (như một doanh nghiệp bình thường), sau đó thì doanh nghiệp sẽ tổng hợp để làm báo cáo tài chính hợp nhất.
Chi nhánh hạch toán độc lập phải:
– Có mã số thuế riêng;
– Có con dấu riêng, có tài khoản ngân hàng riêng;
– Sử dụng hoá đơn và phải báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn tại chi nhánh;
– Trực tiếp kê khai các loại thuế như thuế môn bài, giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi nhánh;
– Có tổ chức về bộ máy kế toán (mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chi nhánh được ghi sổ kế toán tại chi nhánh);
– Tự lập và tự nộp báo cáo tài chính tại chi nhánh.
3. Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh hạch toán độc lập:
3.1. Quyền của chi nhánh hạch toán độc lập:
Chi nhánh hạch toán độc lập có những quyền sau:
– Thuê trụ sở, thực hiện thuê, mua những phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
– Tuyển dụng người lao động là người Việt Nam, là người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
– Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với các nội dung hoạt động mà được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo đúng quy định của pháp luật.
– Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại những ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
– Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
– Có con dấu mang tên Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
– Thực hiện những hoạt động mua bán hàng hóa và những hoạt động thương mại khác sao cho phù hợp với giấy phép thành lập theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3.2. Nghĩa vụ của chi nhánh hạch toán độc lập:
Các nghĩa vụ của chi nhánh hạch toán độc lập như sau:
– Thực hiện chế độ kế toán theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp mà cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì sẽ phải được Bộ Tài chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận
– Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh:
Việc đăng ký hoạt động của các chi nhánh theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
– Doanh nghiệp hoàn toàn có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và cả ở nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt được một hoặc nhiều chi nhánh, các văn phòng đại diện tại ở một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
– Trường hợp thành lập chi nhánh, các văn phòng đại diện ở trong nước, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, các văn phòng đại diện đó đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi mà doanh nghiệp đặt chi nhánh, các văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm có:
+ Thông báo về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
+ Bản sao của quyết định thành lập và bản sao của biên bản họp về việc thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao của giấy tờ pháp lý của những cá nhân đối với người đứng đầu các chi nhánh, văn phòng đại diện.
– Trong thời hạn là 03 ngày làm việc kể từ ngày đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải có trách nhiệm xem xét về tính hợp lệ của hồ sơ và sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện;
Trường hợp hồ sơ mà chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ phải thông báo bằng văn bản về nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Trường hợp mà từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, các văn phòng đại diện thì sẽ phải thông báo bằng văn bản cho chính doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
– Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn là 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Dân sự 2015;
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Luật Kế toán 2015;
– Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kế toán.