Chỉ định thầu có phải đăng thông tin lên báo đấu thầu không? Chỉ định thầu không đăng kế hoạch trên báo đấu thầu thì có bị xử phạt không? Chỉ định thầu giá trị nhỏ có phải đăng báo không?
Có thể nói hoạt động đấu thầu là một trong những hình thức được áp dụng để đảm bảo cho việc thực hiện các dự án, công trình một cách hiệu quả, công bằng và minh bạch. Trong đấu thầu, việc lựa chọn nhà thầu có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nếu như việc lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi đảm bảo sức cạnh tranh lớn do không hạn chế các nhà thầu thì trong một số trường hợp đặc thù nhất định, khi đáp ứng đủ những điều kiện cụ thể có thể lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức chỉ định thầu. Chẳng hạn như đối với quốc tế, theo Luật mẫu về đấu thầu (UNCITRAL, 2011), Hiệp định mua sắm công của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO, 2012),hình thức chỉ định thầu được áp dụng trong một số trường hợp nhất định như chỉ có một nhà thầu cung ứng, khi phải chọn nhà thầu đã thực hiện trước đây để bảo đảm sự tương thích, đồng bộ, khi phải chọn ngay một nhà thầu vì lý do khẩn cấp, cấp bách, vì các yêu cầu đặc biệt của nhà nước,…Vậy, ở Việt Nam, chỉ định thầu được quy định như thế nào?
Luật Dương Gia sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp áp dụng chỉ định thầu theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 22 Luật đấu thầu 2013, hình thức chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, thực hiện gói thầu để khắc phục, xử lý hậu quả do sự cố bất khả kháng, liên quan bí mật nhà nước, trường hợp cấp bách đối với các gói thầu về thuốc, hóa chất, vật tư y tế, trường hợp tránh gây ảnh hưởng công trình liền kề, ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân.
Thứ hai, gói thầu cần thực hiện cấp bách liên quan đến vấn đề bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia và hải đảo
Thứ ba, thực hiện các gói thầu cần đảm bảo tính thương tích liên quan đến công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác liên quan đến các dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa. Các gói thầu liên quan đến nghiên cứu, thử nghiệm, bản quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ tư, các gói thầu về cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả khi họ có đủ điều kiện năng lực. Gói thầu thi công xây dựng về những tác phẩm nghệ thuật, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn liền với quyền tác giả.
Thứ năm, gói thầu do đơn vị chuyên ngành quản lý liên quan đến di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công.
Thứ sáu, gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công và những gói thầu có giá trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu như:
– Các gói thầu về cung cấp các dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, dịch vụ công có giá không quá 500 triệu đồng. Các gói thầ mua sắm hàng hóa, xây lắm, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế hoặc sản phẩm công có giá không quá 01 tỷ đồng.
– Đối với các gói thầu thuộc vào dự toán mua sắm thường xuyên có giá không quá 100 triệu đồng đối.
2. Điều kiện áp dụng chỉ định thầu theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 22
Thứ nhất, trừ gói thầu tư vấn phải chuẩn bị dự án, gói thầu chìa khóa trao tay và các gói thầu EP, EC, EPC thì những gói thầu còn lại phải có quyết định đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc dự toán được phê duyệt
Thứ hai, thời gian thực hiện chỉ định thầu được tính là không quá 45 ngày, kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng, đối với những trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp thì thời gian này được xác định là không quá 90 ngày.
Thứ ba, nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải đảm bảo có tên trong cơ sở dữ liệu về đấu thầu của cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý:
Với những trường hợp đủ điều kiên chỉ định thầu nhưng đồng thời vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác thì khuyến khích áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác.
3. Các trường hợp chỉ định thầu áp dụng đối với nhà đầu tư
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 Luật đấu thầu năm 2013, Hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 25/2020/NĐ-CP, nhà đầu tư được áp dụng chỉ định thầu đối với các trường hợp sau:
Thứ nhất, trong trường hợp gói thầu chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu hoặc chỉ có một nhà đầu tư trúng sơ tuyển.
Thứ hai, gói thầu liên quan đến những vấn đề đặc thù như sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ, thu xếp vốn chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện.
Thứ ba, dự án do nhà đầu tư đề xuất đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất có mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo theo quy định.
4. Quy trình chỉ định thầu theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 63/2014/NĐ – CP, quy trình chỉ định thầu thông thường được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
– Lập hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin liên quan về gói thầu, dự án, chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu.
– Thực hiện việc thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu theo quy định.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
– Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định.
– Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
– Thực hiện đánh giá hồ sơ đề xuất theo đúng tiêu chuẩn đánh giá được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu. Bên mời thầu có thể mời nhà thầu đến trao đổi làm rõ về những vấn đề liên quan để chứng minh cho việc nhà thầu đáp ứng được tiêu chuẩn đã đề ra.
– Nhà thầu chỉ được đề nghị chỉ định thầu khi đã có đầy đủ các điều kiện: Hồ sơ đề xuất hợp lệ, có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu và giá đề nghị chỉ định thầu nằm trong phạm vi được duyệt.
Bước 4: Thực hiện việc trình, thẩm định và tiến hành phê duyệt, công khai kết quả chỉ định thầu theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Lưu ý:
Đối với trường hợp chỉ định thầu rút gọn, quy trình thực hiện được quy định tại Điều 56 Luật đấu thầu năm 2013 như sau:
Thứ nhất, đối với những gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật đấu thầu năm 2013:
– Bước 1: Đơn vị có thẩm quyền thực hiện giao gói thầu cho nhà thầu được chỉ định thực hiện ngay gói thầu.
– Bước 2: Kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thành thủ tục chỉ định thầu trong thời hạn 15 ngày. Sau khi hoàn tất thủ tục, đơn vị có thẩm quyền sẽ thực hiện việc phê duyệt và ký hợp đồng.
Thứ hai, đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP, quy trình chỉ định thầu rút gọn được thực hiện như sau:
Bước 1: Căn cứ vào các mục tiêu, phạm vi công việc cũng như dự toán được duyệt bên mời thầu tiến hành chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu. Dự thảo hợp đồng cần có đầy đủ các yêu cầu, giá trị tương ứng cũng như các nội dung khác liên quan đến gói thầu được thực hiện.
Bước 2: Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, các bên sẽ tiến hành việc thương thảo để hoàn thiện hợp đồng từ đó làm cơ sở để phê duyệt và thực hiện việc ký kết hợp đồng.
Bước 3: Ký kết hợp đồng:
Hợp đồng được ký kết giữa các bên cần phải đảm bảo phù hợp với các tài liệu như quyết định phê duyệt, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang có làm chủ đầu tư công trình bằng hình thức chỉ định thầu dưới 1 tỷ đồng theo quy định. Gói thầu đã thực hiện xong tôi mới nhớ ra quên đăng kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên hệ thống báo đấu thầu thì tôi xin hỏi có bị xử phạt không và mức phạt bao nhiêu? tôi xin cảm ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC
2. Luật sư tư vấn:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Theo đó, khi áp dụng theo hình thức chỉ định thầu có thể là chỉ định thầu thông thường hoặc chỉ định thầu rút gọn. Đối với chỉ định thầu quy trình thực hiện khác với những hình thức còn lại.
Luật sư
Chỉ định thầu có nghĩa là khi thực hiện hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định hoặc dự thảo hợp đồng trực tiếp với nhà thầu đã được xác định. Chính vì lý do nhà thầu đã được xác định (không có yếu tố mở rộng dự thầu) nên việc đăng tải thông tin lên báo đấu thầu hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là không cần thiết. Không có quy định về việc bắt buộc phải thực hiện và mức xử phạt khi không thực hiện.