Để được quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thì cá nhân, tổ chức phải thực hiện đăng ký chỉ dẫn địa lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy chỉ dẫn địa lý là gì? Thủ tục, hồ sơ xin đăng ký chỉ dẫn địa lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chỉ dẫn địa lý là gì?
Chỉ dẫn địa lý là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, tổ chức đối với chỉ dẫn địa lý đó dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Chỉ dẫn địa lý cũng là một tên gọi mang tính chỉ dẫn cho sản phẩm, phản ánh nguồn gốc, xuất xứ nổi tiếng của sản phẩm, bắt nguồn từ khu vực, địa phương, vùng, lãnh thổ hay quốc gia cụ thể để nói lên đặc tính đã được công nhận và người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.
Ví dụ chỉ dẫn địa lý của hãng nước mắm “Phú Quốc” sau khi được đăng ký và đã trở thành thương hiệu nước nắm chỉ dẫn địa lý, nơi sản xuất nước nắm là Tỉnh Phú Quốc thể hiện chất lượng, đặc tính riêng biệt được dùng để phân biệt với các sản phẩm khác. Chỉ dẫn địa lý vừa mang tính thương hiệu, vừa mang tính quảng bá đặc điểm địa lý. Trong trường hợp này sản phẩm có chỉ dẫn địa lý nếu được đăng ký bảo hộ sẽ được hiểu như là một sản phẩm trí tuệ ghi nhận tên sản phẩm gắn liền với địa danh giúp người tiêu dùng dễ hình dung, yên tâm sử dụng và người sản xuất xây dựng thương hiệu và được bảo vệ nếu đăng kí bảo hộ.
Do đó đăng kí chỉ dẫn địa lý có tác dụng vô cùng to lớn không chỉ cho kinh tế khu vực mà còn thúc đẩy phát triển hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài. Đặc biệt mặt hàng xuất khẩu ở Việt nam như các nguyên liệu, phụ liệu như tiêu, cà phê, ớt, nước mắm… khá lớn, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lí làm cho người sản xuất yên tâm sản xuất ra những sản phẩm chất lượng và uy tín cung cấp đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Chỉ dẫn địa lý không chỉ tạo công ăn việc làm lớn cho người lao động tại địa phương mà còn giúp những người nông dân đi lên làm giầu từ chính quê hương của mình.
Sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý được công nhận và bảo hộ trong phạm vi trong nước, có nghĩa là Cục sở hữu trí tuệ Việt nam cấp giấy chứng nhận đăng kí chỉ dẫn địa lý thì giấy chứng nhận đó chỉ có hiệu lực tại Việt nam, do đó phạm vị bảo hộ của chỉ dẫn địa lý là trong phạm vi lãnh thổ Việt nam. Sản phẩm có đăng kí chỉ dẫn địa lý khi được xuất khẩu ra nước ngoài thuộc quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt nam… nhà nước trao quyền cho cá nhân, tổ chức trực tiếp sản xuất, sử dụng chỉ dẫn đó, được quyền trao quyền cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng và được quyền ngăn cấm hành vi sử dụng của cá nhân, tổ chức khác đối với các chỉ dẫn đã được đăng kí.
2. Thủ tục đăng kí chỉ dẫn địa lý:
Chỉ dẫn địa lý được nhà nước bảo vệ và cho phép các tổ chức, cá nhân, tổ chức đăng kí bảo hộ được ghi nhận và sản phẩm chỉ dẫn địa lý gắn liền với địa phương, vùng, khu vực nơi sản xuất ra những sản phẩm đó. Danh tiếng, chất lượng đặc tính của chỉ dẫn địa lý đem lại lợi ích lớn không chỉ cho sản phẩm bảo hộ mà còn truyền bá sản phẩm Việt nam ra thế giới. Danh tiếng của sản phẩm mang tính chỉ dẫn địa lý được thể hiện thông qua khả năng tiêu thụ trên thị trường, sự rộng rãi và sự tồn tại lâu dài của sản phẩm đã được kiểm chứng bởi một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
Thủ tục đăng kí chỉ dẫn địa lý không quá khó khăn và phức tạp để đem sản phẩm đi đăng kí. Hiện nay các cơ quan bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã có trụ sở ở cả ba miền và tổ chức , cá nhân, đăng kí chỉ cần lập hồ sơ và chờ xét duyệt trong thời gian không quá một năm sản phẩm đăng kí sẽ được đăng kí chỉ dẫn địa lý
Lập một bộ hồ sơ gửi trực tiếp tại trụ sở cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc hai Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng hoặc gửi qua bưu điện. Sau đó hồ sơ được thẩm định về mặt hình thức và nội dung của đơn để xem xét đơn có hợp lệ hay không, từ đó đưa ra các kết luận như sau:
– Trường hợp đơn hợp lệ, trong thời gian không quá một tháng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra
– Trường hợp không chấp nhận đơn do hồ sơ gửi không đầy đủ hoặc đơn không hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra
Thẩm định nội dung đơn: Trong vòng 6 tháng kể từ ngày công bố đơn, Cục sở hữu trí tuệ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, sau đó ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Văn bản bảo hộ được cấp là Giấy chứng nhận đăng kí chỉ dẫn địa lý có giá trị vô thời hạn kể từ ngày cấp. Tuy nhiên để duy trì văn bằng bảo hộ tổ chức, cá nhân phải nộp phí duy trì hoặc gia hạn
Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý thuộc phạm vi trong một tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh này có quyền ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân tỉnh khác quản lý chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý đó nằm trong nhiều khu vực. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền sản xuất, sử dụng, quảng bá sản phẩm bảo hộ chỉ dẫn địa lý thuộc khu vực địa lý đó với điều kiện phải đảm bảo chất lượng, đặc tính vốn được bảo hộ của sản phẩm đó. Cho phép quảng bá sản phẩm bảo hộ địa lý dán trên sản phẩm, bao bì, giấy tờ giao dịch nhằm mua bán và quảng bá cho hàng hóa này.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý:
– Tờ khai đăng kí chỉ dẫn địa lý (theo mẫu số: 05-CDĐL). Yêu cầu đối với đơn đăng kí chỉ dẫn địa lý thì tài liệu, mẫu vật, thông tin chỉ dẫn địa lý phải là tên gọi, dấu hiệu chỉ dẫn địa lý, mang yếu tố của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó (bản mô tả tính chất đặc thù; bản đồ tương ứng với chỉ dẫn địa lý).
– Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản). Bản mô tả tính chất đặc thù phải có nội dung mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hóa học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm; Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý; Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định; Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.
– Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản). Thể hiện địa hình địa lý khu vực chỉ dẫn, có xác định ranh giới liên quan đến địa giới hành chính.
– Chứng từ nộp phí, lệ phí theo Thông tư số 263/2017 TT-BTC. Theo đó lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng; lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng; lệ phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng; lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký: 120.000 đồng; lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.
Các bước đăng ký chỉ dẫn địa lý:
+ Bước 1: Nộp hồ sơ (tại bộ phận một cửa)
+ Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
+ Bước 3: Ra thông báo tiếp nhận (Đơn hợp lệ) /Thông báo từ chối tiếp nhận (Đơn không hợp lệ)
+ Bước 4: Công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp
+ Bước 5: Thẩm định nội dung đơn (Đánh giá khả năng được bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ)
+ Bước 6: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
4. Những ai có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý?
Theo quy định tại Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Theo Điều 8 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.
Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước Việt Nam. Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.