Điều kiện để đăng ký bảo hộ với chỉ dẫn địa lý? Những trường hợp nào sẽ không được bảo hộ?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi có một vài thắc mắc, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Tôi muốn hỏi về điều kiện để đăng ký bảo hộ với chỉ dẫn địa lý? Những trường hợp nào sẽ không được bảo hộ? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Vấn đề về bảo hộ chỉ dẫn địa lý nói chung được Luật sở hữu trí tuệ quy định, hướng dẫn thực hiện. Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý được quy định tại Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ như sau:
“Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định”.
Như vậy điều kiện chung để được bảo hộ dưới danh nghĩa địa lý là:
Thứ nhất: Những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý muốn được bảo hộ điều kiện đầu tiên là phải có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý
Thứ hai: Điều kiện chung tiếp theo để chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là những Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Theo đó, Luật sở hữu trí tuệ cũng đã quy định những trường hợp không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý đó là:
“Điều 80. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Từ đây có thể hiểu để được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý cần đáp ứng được điều kiện chung đã nêu trên và không thuộc những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa địa lý.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
– Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua email trả phí
Trân trọng cám ơn!