Chỉ có một nhà thầu đủ tư cách hợp lệ có tiếp tục đánh giá không? Xử lý trường hợp có một nhà thầu có tư cách hợp lệ?
Chỉ có một nhà thầu đủ tư cách hợp lệ có tiếp tục đánh giá không? Xử lý trường hợp có một nhà thầu có tư cách hợp lệ?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Chúng tôi đang tiến hành lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn theo hình thức đấu thầu rộng rãi, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Ngày 24/06/2016, chúng tôi đã đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên mạng Hệ thống đấu thầu điện tử quốc gia. Ngày 02/08/2016, chúng tôi đăng tải thông báo phát hành HSMT trên Hệ thống đấu thầu điện tử quốc gia và Báo đấu thầu, theo đó: + Phát hành HSMT từ ngày 05/08/2016 đến 9h00 ngày 25/08/2016; + Đóng thầu: vào lúc 9h00 ngày 25/08/2016. + Mở thầu: vào lúc 9h30 ngày 25/08/2016 (mở túi đề xuất kỹ thuật) Tính đến thời điểm đóng thầu, có 7 tổ chức mua HSMT nhưng chỉ có 3 tổ chức nộp HSDT. Hiện nay, chúng tôi đang xét thầu. Có 2/3 nhà thầu là tổ chức không có đủ tư cách hợp lệ theo quy định của HSMT (điều 5 của Luật Đấu Thầu), cụ thể như sau: + 1 nhà thầu không đăng ký tên nhà thầu trên mạng Hệ thống đấu thầu quốc gia. + 1 nhà thầu hạch toán tài chính phụ thuộc. Như vậy, chỉ còn 1 nhà thầu có đầy đủ tư cách hợp lệ, sẽ được chấm điểm kỹ thuật. Nếu nhà thầu đạt điểm kỹ thuật theo quy định của HSMT thì nhà thầu này đương nhiên thắng thầu ngoại trừ một trường hợp duy nhất khi giá dự thầu của nhà thầu cao hơn giá phê duyệt của gói thầu. Chúng tôi xin hỏi Luật Dương Gia: do tình huống nêu trên chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Đấu thầu theo khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Căn cứ khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định xử lý các tình huống trong đấu thầu bao gồm:
3. Trường hợp sau khi lựa chọn danh sách ngắn, chỉ có ít hơn 03 nhà thầu đáp ứng yêu cầu thi căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu xử lý theo một trong hai cách sau đây:
a) Tiến hành lựa chọn bổ sung nhà thầu vào danh sách ngắn;
b) Cho phép phát hành ngay hồ sơ mời thầu cho nhà thầu trong danh sách ngắn.
4. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thì phải xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 04 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu theo một trong hai cách sau đây:
a) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Trong trường hợp này phải quy định rõ thời điểm đóng thầu mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp theo yêu cầu mới;
b) Cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá.
5. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần thì thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cần nêu rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần để các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình;
b) Việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm tổng giá đề nghị trúng thầu của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá); tổng điểm tổng hợp cao nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần;
c) Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu theo hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng của các phần; việc lựa chọn nhà thầu đối với các phần có nhà thầu tham gia và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật vẫn phải bảo đảm nguyên tắc đánh giá theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ;
d) Trường hợp 01 nhà thầu trúng thầu tất cả các phần thì gói thầu có 01 hợp đồng. Trường hợp nhiều nhà thầu trúng thầu các phần khác nhau thì gói thầu có nhiều hợp đồng.
6. Trường hợp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất có đơn giá thấp khác thường, ảnh hưởng đến chất lượng gói thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ bằng văn bản về tính khả thi của đơn giá khác thường đó. Nếu sự giải thích của nhà thầu không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì không chấp nhận đơn giá chào thầu đó, đồng thời coi đây là sai lệch và thực hiện hiệu chỉnh sai lệch theo quy định như đối với nội dung chào thiếu của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, trong trường hợp này của bạn, vấn đề chỉ có một nhà thầu có đủ tư cách hợp lệ trong số 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu nên không thuộc một trong các tình huống mà pháp luật đấu thầu đặt ra. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 28 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
"….3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật;
c) Nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển, có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, có năng lực được cập nhật đáp ứng yêu cầu của gói thầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
4. Đánh giá về kỹ thuật:
a) Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính.
5. Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả đánh giá về kỹ thuật. Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính."
Như vậy, nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật và tiếp tục đánh giá về tài chính bình thường.