Chỉ có một nhà thầu có được phép mở thầu không? Quy định về số lượng nhà thầu tối thiểu khi tiến hành mở thầu. Xử lý tình huống trong đấu thầu qua mạng.
Trong quá trình thực hiện đấu thầu thì việc lựa chọn nhà thầu phù hợp với gói thầu được đưa ra là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vì thế theo quy định của Luật đấu thầu cũng như các văn bản luật liên quan quy định rất chặt chẽ về vấn đề này. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu được thực hiện thông qua các bước như: mở thầu; phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu.
Trong đó thì việc thực hiện mở thầu được xem là bước quan trọng nhất, mời thầu không chỉ là bước vừa để các bên mời thầu xem xét các nhà thầu có điều kiện đối với gói thầu hay không mà trong quá trình mở thầu còn phải thể hiện tính công khai, minh bạch. Vậy pháp luật quy định như thế nào về mở thầu? Việc mở thầu có thể được thực hiện khi có 01 nhà thầu không? Bài viết dưới đây sẽ trình bày rõ về vấn đề này
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn
Mục lục bài viết
1. Khái niệm mở thầu
Hiện nay, trong quy định của Luật đấu thầu cũng như các văn bản liên quan đều không có quy định cụ thể về khái niệm mở thầu. Tuy nhiên, ta có thể hiểu mở thầu là việc bên mời thầu công bố công khai thông tin của bên dự thầu, đây là một bước quan trọng trong quá trình thực hiện tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu để đảm bảo tính công khai minh bạch và công bằng trong quá trình thực hiện lựa chọn nhà thầu.
2. Quy định về thủ tục mở thầu
Theo quy định tại Nghị định 163/2014/NĐ-CP thì việc mở thầu được thực hiện theo trình tự và thủ tục như sau:
– Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở các hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;
– Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:
+ Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở thầu xác nhận việc có hoặc không có thư giảm giá kèm theo hồ sơ dự thầu của mình;
+ Kiểm tra niêm phong;
– Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan;
– Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Điểm b Khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu;
– Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung đề xuất về tài chính và các nội dung quan trọng khác của từng hồ sơ dự thầu.
3. Quy định về số lượng nhà thầu khi tiến hành mở thầu
Theo quy định của pháp Luật đấu thầu cũng như Nghị định 63/2014 thì không có quy định cụ thể về việc số lương nhà thầu khi tiến hành mở thầu. Tuy nhiên, trong trường hợp này chúng ta có thể căn cứ vào số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu ở mỗi hình thức đấu thầu để xác định số lượng nhà thầu khi tiến hành mở thầu, vì theo quy định của Nghị định 63/2014 thì thời điểm mở thầu được thực hiện ngay sau khi đóng thầu (trong vòng 01 giờ kể từ thời điểm đóng thầu), quá trình mở thầu cũng phải được công khai, minh bạch và có mặt đầy đủ các nhà thầu đã tham gia nộp hồ sơ dự thầu. Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì có các hình thức đấu thầu sau: đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, mua sắm đặc biệt và quy định về số lượng nhà thầu tham gia mở thầu được thực hiện như sau:
– Đối với hình thức đấu thầu hạn chế– là hình thức đấu thầu được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kĩ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì đấu thầu hạn chế yêu cầu phải có tối thiểu là 03 nhà thầu có năng lực tham gia dự thầu. Theo nội dung phân tích như trên thì việc mở thầu đối với hình thức đấu thầu hạn chế cần phải có tối thiểu 03 nhà thầu tham gia.
– Đối với hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn thì việc xác định số lượng nhà thầu tham gia được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP
“Sau khi bản yêu cầu báo giá được duyệt, bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng trên một tờ báo được phát hành rộng rãi trong một ngành, một tỉnh hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc gửi trực tiếp bản yêu cầu báo giá cho tối thiểu 03 nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu…”
Trong hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn thì số lượng tham gia là tối thiểu 03 nhà thầu, do đó số lượng tham gia mở thầu cũng sẽ phải là 03 nhà thầu giống với hình thức đấu thầu hạn chế.
– Còn với các hình thức đầu thầu còn lại: chào hàng cạnh trạnh theo quy trình thông thường, đấu thầu rộng rãi thì pháp luật không có quy định cụ thể về số lượng nhà thầu tham gia. Như đối với hình thức đấu thầu rộng rãi – hình thức đấu thầu được áp dụng phổ biến trong đấu thầu, thì pháp luật không có yêu cầu cụ thể số lượng nhà thầu tham gia tối thiểu là bao nhiêu, mà chỉ quy định không hạn chế số lượng tối đa theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật đấu thầu 2013
“Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự”.
Hay hình thức đấu thầu chào hàng cạnh tranh thông thường được áp dụng đối với những gói thầu quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật đấu thầu 2013 có giá trị dưới 05 tỷ đồng, thì luật cũng không có quy định cụ thể về số lượng nhà thầu tham gia.
Như vậy, số lượng nhà thầu tham gia mở thầu trong hai hình thức này được căn cứ vào số lượng nhà thầu tham gia gói thầu đó. Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì việc xác định số lượng nhà thầu tham gia mở thầu trong một số trường hợp ngoại lệ được quy định như sau:
“Trường hợp tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thì phải xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 04 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu theo một trong hai cách sau đây:
a) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Trong trường hợp này phải quy định rõ thời điểm đóng thầu mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp theo yêu cầu mới;
b) Cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá”.
Căn cứ vào quy định này ta có thể hiểu nếu tại thời điểm đóng thấu để tiếp tục tiến hành thủ tục mở thầu đối với hình thức đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi mà không đủ số lượng nhà thầu quy định tối thiểu là 03 nhà thầu thì tùy thuộc vào tình hình thực tế có thể thực hiện một trong các cách thức là gia hạn thời điểm đóng thầu hoặc cho phép mở thầu ngay. Trong trường hợp mở thầu ngay thì việc tại thời điểm mở thầu có ít hơn 03 nhà thầu thì vẫn được pháp luật công nhận thậm chí là 01 nhà thầu.
Ngoài ra căn cứ vào Điều 85 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì việc có 01 nhà thầu tham gia mở thầu còn được áp dụng đối với hình thức đấu thầu qua mạng.
“Bên mời thầu tiến hành mở thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngay sau thời điểm đóng thầu. Trường hợp không có nhà thầu nộp hồ sơ, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu qua mạng; trường hợp có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ thì bên mời thầu mở thầu ngay mà không phải xử lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 117 của Nghị định này.”
Từ những nội dung phân tích như trên, thì trong một số trường hợp nhất định thì pháp luật vẫn cho phép thì tại thời điểm mở thầu có 01 nhà thầu thì vẫn được tiến hành mở thầu.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Theo Điều 14. Tổ chức lựa chọn nhà thầu và khoản 4. Mở thầu, muc a
Rất cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
* Cơ sở pháp luật:
– Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
* Nội dung:
Theo khoản 4 Điều 14
“Điều 117. Xử lý tình huống trong đấu thầu:
3. Trường hợp sau khi lựa chọn danh sách ngắn, chỉ có ít hơn 03 nhà thầu đáp ứng yêu cầu thi căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu xử lý theo một trong hai cách sau đây:
a) Tiến hành lựa chọn bổ sung nhà thầu vào danh sách ngắn;
b) Cho phép phát hành ngay hồ sơ mời thầu cho nhà thầu trong danh sách ngắn.
4. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thì phải xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 04 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu theo một trong hai cách sau đây:
a) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Trong trường hợp này phải quy định rõ thời điểm đóng thầu mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp theo yêu cầu mới;
b) Cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá.”
Theo quy định này thì đối với các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh có ít hơn 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu thì vẫn cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá. Trường hợp để đáp ứng điều kiện cần thiết thì nếu ít hơn 3 nhà thầu thì có thể giải quyết bằng cách gia hạn thời gian nộp hồ sơ để đóng thầu hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ dự thầu. Trong trường hợp này phải quy định rõ thời điểm đóng thầu mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp theo yêu cầu mới.