Chế tài xử phạt liên quan đến vi phạm chế độ kế toán là gì? Chế tài hành chính? Chế tài hình sự?
Hoạt động kế toán về nguyên tắc phải tuân theo những quy định, chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, có rất nhiều cá nhân có thể vì vô tình hoặc cố ý mà có những hành vi vi phạm chế độ kế toán. Pháp luật nước ta đã xây dựng cụ thể về các chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm chế độ kế toán.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
* Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính quỷ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Mục lục bài viết
1. Chế tài xử phạt liên quan đến vi phạm chế độ kế toán là gì?
Vi phạm trong chế độ kế toán được hiểu chính là những hành vi không thực hiện theo đúng những quy định, chuẩn mực, quy tắc trong chế độ kế toán, hoặc việc áp dụng sai chế độ kế toán cho đối tượng kế toán,….
Các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kế toán luôn phải thực hiện đúng theo những quy định, chuẩn mực, quy tắc,… về kế toán. Nhưng vì những lý do khác nhau (chủ yếu là vì mục đích vụ lợi) mà các cá nhân này đã thực hiện sai những chuẩn mực đó. Việc thực hiện sai này gây ra những hậu quả khôn lường.
Để xử lý những hành vi vi phạm đó đồng thời cũng chính là biện pháp giáo dục, răn đe thì các chế tài xử phạt đã ra đời. Chế tài xử phạt liên quan đến vi phạm chế độ kế toán được hiểu chính là những biện pháp xử phạt do nhà nước đặt ra, mang quyền lực nhà nước, do các chủ thể có thẩm quyền và được áp dụng theo một trình tự, thủ tục nhất định áp dụng đối với các cá nhân có hành vi vi phạm chế độ kế toán. Các chế tài này có ý mang theo quyền lực nhà nước, mà các chủ thể vi phạm bắt buộc phải thực hiện theo nó
Hiện nay, chế tài xử phạt liên quan đến vi phạm chế độ kế toán được quy định trong pháp luật hành chính và pháp luật hình sự.
2. Chế tài hành chính:
Xử phạt hành chính nói chung là hoạt động cưỡng chế nhà nước nhằm áp dụng các biện pháp xử phạt đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành, thông qua việc áp dụng các hình thức xử phạt hành chính phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm gây thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
Xử phạt hành chính đối với những vi phạm về chế độ kế toán đó cũng chính là việc áp dụng các hình thức xử phạt hành chính đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm chế độ kế toán.
Quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm chế độ kế toán được quy định trong Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính quỷ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Hình thức xử phạt thể hiện sự răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm chế độ kế toán thông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi. Ngoài ra còn mang tính giáo dục đối với những cá nhân, tổ chức bị xử phạt, góp phần nâng cao ý thức trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước. Theo quy định tại Nghị định này, thì hai hình thức xử phạt chính đó chính cảnh cáo và phạt tiền.
Hình thức phạt cảnh cáo thường áo dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm chế độ kế toán ở mức độ không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. Việc áp dụng hình thức xử phạt này được tiến hành với thủ tục đơn giản, không phải lập biển bản vi phạm.
Phạt tiền là hình thức xử phạt hành chính được áp dụng nhiều nhất đối với việc xử ký các hành vi vi phạm hành chính nói chung và trong lĩnh vực kế toán nói riêng. Hình thức xử phạt này tác động trực tiếp đến quyền lợi vật chất, hậu quả bất lợi cho người vi phạm. Mức phạt thể hiện mức cưỡng chế của Nhà nước đôi với người vi phạm, thể hiện sự đánh giá của Nhà nước về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm chế độ kế toán, được xác định là hình thức xử phạt đem lại hiệu quả cao nhất trong phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán.
Ngoài ra còn các hình thức hình thức phạt bổ sung như:
– Tức quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề
– Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức: việc đình chỉ này cũng được hiểu là việc dừng lại, không thực hiện hoạt động cập nhật kiến thức trong một khoảng thời gian nhất định.
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính (Khoản 2 Điều 4) , việc tịch thu này được hiểu là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm chế độ kế toán, thông thường được áp dụng đối với các vi phạm nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Cụ thể đối với mức xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ kế toán được quy định tại Nghị định 41/2018 được quy định như sau:
– Hành vi “ Áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng” sẽ có mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (điểm d, Khoản 1, Điều 7);
– Hành vi “Áp dụng
– Với hành vi “ Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.” thì mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
3. Chế tài hình sự:
Đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng hoặc các hành vi mang tính chất tái phạm mà việc áp dụng chế tài hành chính không còn mang tính răn đe hiệu quả, thì chế tài hình sự sẽ được áp dụng. Chế tài hình sự đối với hành vi vi phạm chế độ kế toán được quy định tại Điều 221 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;
b) Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
c) Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;
d) Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán;
đ) Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.”
Theo quy định này, thì chúng ta có thể thấy những chủ thể bị áp dụng tội danh này là những “người lợi dụng chức vụ, quyền hạn”, hiểu trong phạm vi tội này thì đó chính là những cá nhân làm việc trong lĩnh vực kế toán. Đó có thể là kế toán của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cũng có thể là kế toán trong công ty kế toán,… Những chủ thể này lợi dụng vị trí kế toán của mình để thực hiện những hành vi vi phạm, đi ngược lại chế độ kế toán. Lỗi do các chủ thể này thực hiện là lỗi cố ý, cố tình thực hiện dù biết nó là hành vi trái pháp luật, sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn thực hiện.
Tại Khoản 1 đã liệt kê chi tiết về những hành vi vi phạm trong hoạt động kế toán. Đây chính là những hành vi gian dối, giả mạo, thực hiện không đúng chế độ kế toán, hoặc thao túng, ép buộc người khác gian dối, làm mất đi tính khách quan, chính xác của chế độ kế toán.
Mức hình phạt đối thấp nhất đối với hành vi vi phạm đó chính là phạt cải tạo không giam giữ dưới 03 năm hoặc phạt tù từ 01 đến 05 năm; đối với mức tăng nặng của tội phạm thì khung hình phạt tăng nặng lên phạt tù từ 03 năm đến 12 năm (Khoản 2); hoặc phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Ngoài ra người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. (Khoản 4).
Chúng ta có thể thấy việc hình sự hóa những hành vi vi phạm chế độ kế toán là điều hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ, nếu không nghiêm minh xử lý những hành vi này, thì sẽ có rất nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng những kẽ hở của pháp luật và thực hiện những sai phạm trong kế toán, điều này sẽ làm đánh mất đi bản chất của kế toán.