Chế tài phạt vi phạm hợp đồng là một chế định quan trọng để bảo vệ các bên trong quan hệ thương mại.
Chế tài phạt vi phạm được quy định trong các văn bản “Bộ luật dân sự 2015” (BLDS) và Luật thương mại 2005 đây được coi là một chế định quan trọng để bảo vệ các bên trong quan hệ thương mại. Mục đích của chế tài phạt vi phạm nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm có thể xảy ra, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể trong quan hệ
Luật thương mại 2005 quy định tại Điều 300: “Phạt vi phạm là việc một bên phải trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có quy định”. Theo quy định trên thì chủ thể có quyền đòi phạt vi phạm là bên bị vi phạm, chủ thể có nghĩa vụ là bên vi phạm, khách thể trong quan hệ này mà các bên hướng tới là một khoản tiền phạt vi phạm.
Căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm: Luật thương mại 2005 quy định hành vi vi phạm hợp đồng thương mại và yếu tố lỗi (suy đoán) của bên vi phạm hợp đồng và có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng là ba căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm.
Thứ nhất, Hành vi vi phạm hợp đồng được hiểu: “là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật này” (Khoản 12 Điều 3 Luật thương mại 2005). Tuy nhiên, với tư cách là căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm nói chung và các chế tài thương mại khác thì cần phải xem xét vấn đề hành vi vi phạm hợp đồng là vi phạm cơ bản hay không cơ bản. Khoản 3 Điều 13 Luật Thương mại 2005 đưa ra khái niệm: “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” .Để chế định phạt vi phạm hợp đồng có thể phát huy hết khả năng trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên thì trong hợp đồng khi tiến hành soạn thảo các thỏa thuận thì các bên cần có quy định về các trường hợp phạt vi phạm cũng như điều kiện tiến hành phạt vi phạm một cách chi tiết và cụ thể nhất. Để khi có vi phạm xảy ra các bên không phải lúng tung trong việc xác định tính đúng sai của sự việc, cũng như xảy ra các tranh chấp không đáng có trong quan hệ hợp tác, cũng như dẫn đến những hậu quả không mong muốn trong quan hệ làm ăn hiện tại cũng như trong tương lai.
Thứ hai, trong quan hệ hợp đồng thương mại, bên vi phạm hợp đồng có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Vì vậy, vấn đề xác định lỗi trong việc vi phạm hợp đồng thương mại đối với chủ thể là tổ chức thì căn cứ vào lỗi của người đại diện cho tổ chức đã giao kết và thực hiện hợp đồng. Đó là lỗi trong việc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng với những thỏa thuận trong hợp đồng đều được suy đoàn là có lỗi (trừ trường hợp bên vi phạm chứng minh được là mình không có lỗi). Khi áp dụng chế tài thương mại bên bị vi phạm không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi phạm.
Thứ hai, theo quy định của Luật Thương mại 2005 phạt vi phạm chỉ có thể xảy ra trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Điều này có nghĩa phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên nên một bên không thể yêu cầu bên kia phải chịu phạt vi phạm nếu các bên không có sự thỏa thuận trong hợp đồng.
Vấn đề mức phạt vi phạm. Tại Điều 301 Luật Thương mại quy định: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này“. Còn theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015” quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng cho các quan hệ dân sự thì mức vi phạm do các bên tự thỏa thuận (Khoản 2 Điều 422 BLDS). Điều này có thể hiểu là các bên có quyền tự ý lựa chọn mức phạt vi phạm mà không hề bị khống chế bởi quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Do vậy một vấn đề đặt ra là cần phân biết rõ quan hệ nào do luật dân sự điều chỉnh và quan hệ nào do
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại
– Chế tài phạt vi phạm hợp đồng
– Phạt vi phạm trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại