Chế tài khi bán chui cổ phiếu, bán cổ phiếu không thông báo? Hành vi bán chui cổ phiếu? Mức phạt đối với hành vi bán chui cổ phiếu?
Với các hoạt động bán cổ phiếu phải được tiến hành công khai trên thị trường. Mang đến các giao dịch được đảm bảo tiến hành theo quy định của pháp luật. Trong đó, phải đảm bảo với thời gian
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 96/2020/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành, Hướng dân công bố thông tin trên thị trường chứng khoán;
– Nghị định 128/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
1. Hành vi bán chui cổ phiếu:
Pháp luật Việt Nam hiện tại không có quy định trong khái niệm “bán chui cổ phiếu”. Tuy nhiên có thể hiểu với các phản ánh trong tính chất của hành động được thực hiện. Đó là thực bán cổ phiếu không đảm bảo tính chất công khai theo quy định hiện hành. Với các yêu cầu trong thực hiện hoạt động thông báo trước khi bán một khoảng thời gian hợp lý. Cùng tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan.
Hành vi bán chui cổ phiếu là ngôn ngữ sử dụng trong mua, bán cố phiếu. Với hoạt động được thực hiện bởi các chủ thể có quyền. Trong công ty, các cổ đông sáng lập phải đảm bảo tính chất thông báo và công khai đối với nhu cầu bán cổ phiếu trên thị trường. Đây là các yêu cầu về tính chất thực hiện theo quy định khi thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Khi đó, các cổ đông sáng lập và người có liên quan mua, bán cổ phiếu cần phải đảm bảo thực hiện theo quy định này. Cụ thể là đăng ký giao dịch trước tối thiểu 03 ngày làm việc theo quy định của Thông tư 96/2020/TT-BTC.
Cụ thể tại Khoản 1 Điều 32 của Thông tư này quy định:
“Điều 32. Công bố thông tin về giao dịch của cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
1. Tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày thực hiện giao dịch, cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật về doanh nghiệp phải gửi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch), Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty đại chúng và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về việc thực hiện giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập, người thực hiện chuyển nhượng phải gửi bổ sung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chuyển nhượng nêu trên.”.
Và khoản 7 Điều 33 cũng quy định những nội dung tương tự như sau:
“Điều 33. Công bố thông tin của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ
7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được các báo cáo liên quan đến giao dịch chứng khoán của người nội bộ và người có liên quan theo quy định tại Điều này, công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải công bố trên trang thông tin điện tử của công ty.”.
Với các quy định cụ thể này, khoảng thời gian tối thiểu được đặt ra. Đảm bảo cho nhu cầu của công ty được thể hiện. Đồng thời để các nhà đầu tư trên thị trường cân nhắc nhu cầu và khả năng của mình. Đảm bảo cho các nhu cầu được phản ánh hiệu quả. Cũng như tính chất công bằng trong đầu tư, kinh doanh được thể hiện. Các vi phạm đương nhiên sẽ bi xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt.
2. Mức phạt đối với hành vi bán chui cổ phiếu:
Quy định đã có, mang đến các phạm vi cho phép và nghiêm cấm của pháp luật. Bảo vệ cho các nhu cầu và quyền lợi cơ bảo của các chủ thể khi tham gia vào đầu tư, kinh doanh. Do đó, những ai thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định mà vi phạm thì sẽ bị xử phạt. Tính chất của chế tài mang đến các hậu quả pháp lý bất lợi cho chủ thể thực hiện sai quy định. Tức là vi phạm trong tính chất không thực hiện hoặc thực hiện sai các nghĩa vụ. Ở đây chế tài là phạt vi xử phạt hành chính, không truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này.
Theo đó, chế tài xử lý được quy định trong Nghị định 128/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Dây là Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 5 Điều 33 của Nghị định sửa đổi:
“5. Hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
h) Phạt tiền 3% đến 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế nếu giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên. Trường hợp mức phạt tiền cao hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này.”.
Phân tích chế tài.
Như vậy, với tính chất của thực hiện giao dịch không đảm bảo thời gian thông báo có thể sẽ phải chấp hành các biện pháp xử phạt hành chính. Khi các giá trị của giao dịch thực hiện cao hơn mức tối thiểu theo quy định của Nghị định.
– Mức giao dịch tối thiểu: Ở đây, các quy định mang đến phản ánh trong xử phạt hành chính với các vi phạm. Các vi phạm càng nghiêm trọng, giá trị tiền phạt càng cao. Tuy nhiên, không có biện pháp xử phạt khác được áp dụng thay thế.
– Với các giá trị giao dịch thấp hơn 50.000.000 đồng. Có thể thấy giá trị này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Có thể thấy đây là các hành vi chưa có tính chất nghiêm trong đối với vi phạm thực hiện.
– Đối với các giao dịch có giá trị lớn hơn 50.000.000 đồng. Có rất nhiều mốc tiền phạt được đặt ra. Đảm bảo cho các nghiêm trọng của vi phạm được phản ánh. Đồng thời mang đến hiệu quả trong xử lý vi phạm và mang đến tính chất quản lý, thực thi quyền lực nhà nước. Giá trị tiền phạt tăng lên khi các giao dịch thực hiện có tính chất nghiêm trọng hơn.
Cách tính giá trị của các giao dịch được thực hiện.
Với các công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả và phát triển ổn định. Giá trị trong tiến hành giao dịch của các cổ phiếu có thể khác với mệnh giá cổ phiếu. Đó là lý do các nhà đầu tư tham gia vào tìm kiếm các lợi ích trong hoạt động đầu tư. Khi đó, các giao dịch thực tế được họ tiến hành sẽ phản ánh với giá trị thị trường. Từ đó mà nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận đầu tư được thực hiện hiệu quả.
Tuy nhiên, khi xác định giá trị của các giao dịch vi phạm đã thực hiện. Pháp luật không căn cứ trên giá thị trường của cổ phiếu tại các thời điểm khác nhau. Điều đó không mang đến hiệu quả phản ánh giá trị giao dịch đảm bảo trong công tác quản lý ở mọi thời điểm của pháp luật. Do đó, giá trị của một cổ phiếu vi phạm được tính bằng mệnh giá cổ phiếu. Hiện nay, mệnh giá cổ phiếu được phát hành áp dụng theo quy định của Luật chứng khoán năm 2019. Thông thường, các cổ phiếu phát hành có mệnh giá là 10.000 đồng.
Khi đó, các vi phạm với giá trị xác định được tính tương ứng với số lượng cổ phiếu tham gia trong giao dịch. Từ đó xác định được các giá trị nộp phạt tương ứng.
Mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa.
Khi giá trị của giao dịch vi phạm quá lớn. Với giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên. Khi đó, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2021/NĐ-CP thì mức xử phạt tối đa đối với hành vi mua bán chui là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân. Tức là thể hiện tính chất giới hạn với giá trị tiền nộp phạt. Khi đó, trong các giao dịch thực tế thực hiện, có thể xác định được mức phạt cho những vi phạm có tính chất nghiêm trọng hơn. Cũng như khả thi trong thực hiện các áp dụng xử phạt vi phạm hành chính.
Giả sử chủ tịch hội đồng quản trị là cổ đông sáng lập của một công ty đại chúng bán chui 175 triệu cổ phiếu. Các giao dịch tiến hành với giá thị trường của cổ phiếu để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, khi tính toán giá trị vi phạm, chỉ tính trên mệnh giá cổ phiếu phát hành. Và phải áp dụng các tính chất trong mức phạt tối đa để xác định chính xác giá trị nộp phạt.