Chế độ tử tuất là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội mà người lao động được hưởng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nhiều người lao động tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa nắm rõ về chế độ tử tuất. Để có thể tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi xin được phân tích điều kiện, mức hưởng, hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ tử tuất như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Chế độ tử tuất là gì?
- 2 2. Điều kiện hưởng chế độ tử tuất:
- 3 3. Mức hưởng chế độ tử tuất:
- 4 4. Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ tử tuất:
- 5 5. Độ tuổi hưởng chế độ tử tuất khi chồng là bệnh binh chết:
- 6 6. Có thể nhận thay chế độ tử tuất hàng tháng được không?
- 7 7. Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ tử tuất:
- 8 8. Chế độ tử tuất cho thân nhân của thương binh:
- 9 9. Hưởng tử tuất khi người đang hưởng hưu trí mất:
1. Chế độ tử tuất là gì?
Chế độ tử tuất là Chế độ bảo hiểm xã hội bù đắp phần thu nhập của người lao động dùng để đảm bảo cuộc sống cho thân nhân họ hoặc các chi phí khác phát sinh do người lao động đang tham gia quan hệ lao động hoặc đang hưởng bảo hiểm xã hội bị chết. Đây là một chế độ mà người tham gia đóng bảo hiểm xã hội được hưởng.
Khi người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hay người đang hưởng chế độ hưu trí mà bị mất thì thân nhân của những người này sẽ được nhận trợ cấp mai táng phí cộng thêm một khoản trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng. Theo đó, để được hưởng các khoản trợ cấp này thì người lao động cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Theo đó, Căn cứ theo Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
+ Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên.
+ Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội mà bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc mà bị chết thì được hưởng trợ cấp mai táng phí.
Như vậy, nếu người lao động đáp ứng được một trong các điều kiện theo quy định của
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3, Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có quy định: “Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng”. Như vậy, mức hưởng trợ cấp mai táng phí cho thân nhân người tham gia bảo hiểm xã hội là 18.000.000 đồng.
2. Điều kiện hưởng chế độ tử tuất:
Tùy từng trường hợp mà nhà làm luật quy định thân nhân của người được hưởng chế độ tử tuất sẽ được hưởng trợ cấp tuất một lần hay trợ cấp tuất hàng tháng. Theo đó, điều kiện để được nhận trợ cấp tuất một lần và trợ cấp tuất hàng tháng như sau:
Một là, điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
Căn cứ theo Điều 67
+ Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
+ Đang hưởng lương hưu;
+ Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Hai là, điều kiện hưởng trợ cấp tuất một lần:
Căn cứ theo Điều 69
+ Người lao động chết mà không thuộc trường hợp được nhận trợ cấp tuất hằng tháng thì sẽ đưtợc nhận trợ cấp tuất một lần hoặc họ thuộc trường hợp nhận trợ cấp tuất hằng tháng nhưng không có thân nhân nhận trợ cấp tuất hằng tháng thì cũng được nhận trợ cấp tuất một lần
+ Nhà nước có chính sách ưu tiên cho thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần. Tuy nhiên, chế độ này không áp dụng đối với trường hợp thân nhân nhận trợ cấp tuất là con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Bởi những đối tượng này là những đối tượng chưa có khả năng tạo ra thu nhập hoặc không còn khả năng lao động nên hằng tháng cần có một khoản trợ cấp để họ có phần thu nhập chi tiêu cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
+ Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân nhận trợ cấp tuất bao gồm: con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của
3. Mức hưởng chế độ tử tuất:
Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
Khi đáp ứng đủ các điều kiện được nhận trợ cấp tuất hằng tháng thì thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội chết bằng 50% mức lương cơ sở, trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của
Mức hưởng trợ cấp tuất một lần:
+ Mức nhận trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, để tính được trợ cấp tuất thì thân nhân của người lao động cần phải tính được mức bình quân tiền lương theo tháng trong toàn bộ thời gian có tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước năm 2014 thì cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. Nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sau năm 2014 thì cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Nếu người lao động vừa có số năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 vừa có số năm tham gia bảo hiểm xã hội sau năm 2014 thì mức hưởng trợ cấp tuất sẽ được cộng dồn trong khoảng thời gian trước và sau năm 2014.
+ Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng, điều đó cũng có nghĩa rằng, nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.
Ví dụ: Ông A được hưởng lương hưu 5 tháng thì bị mất nên số tiền hưởng trợ cấp tuất một lần ông A được hưởng là:
Mức hưởng: 48 – 0,5 x (5 – 2) = 46,5 tháng lương
4. Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ tử tuất:
Nhân thân được hưởng chế độ tử tuất sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội như sau:
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
+ Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng thân nhân của người lao động lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;
+ Nếu trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động chết thì phải có biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông, trường hợp người lao động chết do bệnh nghề nghiệp thì phải có bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp.
+ Đối với thân nhân người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì cần phải có biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Thời gian giải quyết chế độ tử tuất được quy định tại Điều 112 Luật Bảo hiểm xã hội, theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ thân nhân của người lao động thì người sử dụng lao động nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội để làm thủ tục. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thì cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và chi trả cho thân nhân người lao động được nhận chế độ tử tuất, nếu không giải quyết thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả lời lý do bằng văn bản cho thân nhân người lao động.
Chế độ tử tuất là chế độ nhằm hỗ trợ cho nhân thân những người có tham gia bảo hiểm xã hội khi người này gặp rủi ro về tính mạng. Việc quy định cho thân nhân những người có tham gia bảo hiểm xã hội không chỉ là một chính sách an sinh xã hội của nhà nước mà nó còn thể hiện tính nhân văn của nhà nước đối với những công sức đóng góp của người lao động.
5. Độ tuổi hưởng chế độ tử tuất khi chồng là bệnh binh chết:
Tóm tắt câu hỏi:
Chồng tôi ra quân từ năm 1979, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu. Đến khi đất nước hòa bình, làm chế độ hưởng, chồng tôi đã làm hồ sơ hưởng chế độ bệnh binh. Tuy nhiên chỉ hưởng được mấy năm rồi chồng tôi mất, khi mất chồng tôi được hưởng mai táng phí, khi chồng tôi mất tôi mới 52 tuổi, tôi có làm hồ sơ hưởng chế độ tuất nhưng không được, tôi hỏi thì họ nói là phải là 55 tuổi mới được hưởng, tôi không đủ tuổi không được hưởng. Vậy luật sư giải thích và tư vấn giúp tôi! Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;
+ Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ ba năm trở lên;
+ Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ ba năm nhưng đã có đủ mười năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
+ Đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ mười lăm năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí;
+ Làm nghĩa vụ quốc tế;
+ Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh.
Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.
Trước tiên, theo như nội dung bạn trình bày, chồng bạn thuộc đối tượng được hưởng chính sách của bệnh binh. Tuy nhiên, hiện tại chồng bạn đã mất và bạn đang thắc mắc về việc hưởng trợ cấp tuất cho thân nhân bệnh binh.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 31/2013/NĐ-CP
Như vậy, vì bạn chưa đủ độ tuổi hưởng trợ cấp tuất nên cơ quan có thẩm quyền chưa giải quyết chế độ hưởng, tuy nhiên bạn cần lưu ý là khi bạn đến đủ độ tuổi nêu trên bạn sẽ làm hồ sơ để hưởng chế độ tuất cho thân nhân bệnh binh.
6. Có thể nhận thay chế độ tử tuất hàng tháng được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi có bà tôi đang được hưởng chế độ tuất hàng tháng do có con là Liệt sĩ, hiện nay bà không ở địa phương nữa mà chuyển ra Hà Nội để khám chữa bệnh, ở cùng gia đình người em trai một thời gian. Nếu như bà tôi đi khỏi địa phương, không trực tiếp nhận được trợ cấp, bà không lên xã ký xác nhận lấy tiền trợ cấp tuất hàng tháng được thì có thể ủy quyền cho tôi (cháu ngoại) hưởng được không?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp bạn nêu ra, bà bạn đang trong thời gian hưởng chế độ đối với thân nhân liệt sĩ. Nếu như bà bạn do một số lý do mà cụ thể là khám chữa bệnh và không trực tiếp nhận trợ cấp thì bà bạn có thể ủy quyền cho bạn nhận thay trong khoảng thời gian nhất định.
Theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH, nếu bà bạn viết giấy ủy quyền cho bạn hưởng phải có xác nhận tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi bà bạn đang ở với gia đình bạn. Bạn cần lưu ý thời hạn tối đa chỉ được 3 tháng, nếu hết thời hạn mà bà bạn vẫn chưa có điều kiện nhận trực tiếp có thể làm giấy ủy quyền mới.
7. Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ tử tuất:
Tóm tắt câu hỏi:
Ông tôi tham gia bảo hiểm xã hội được 28 năm và ngừng đóng bảo hiểm xã hội từ cuối tháng 12/2015. Trong thời gian ông chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu hàng tháng thì ông chết. Vậy thời hạn nộp hồ sơ hưởng tuất là bao lâu thưa luật sư? Nếu nộp hồ sơ muộn thì những thiệt hại về quyền lợi trong những ngày nộp muộn lẽ ra được hưởng có được bồi thường không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 112 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Như vậy, thân nhân của người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chết, phải làm hồ sơ hưởng chế độ tử tuất gửi tới người sử dụng lao động của người lao động đó trong thời hạn 90 ngày.
Trường hợp của bạn vì không cung cấp thời gian ông mất và thời điểm gia đình nộp hồ sơ hưởng tử tuất nên chúng tôi chia làm 2 trường hợp như sau:
* Nộp hồ sơ hưởng trong thời hạn 90 ngày cho người sử dụng lao động:
Trường hợp này, thân nhân của ông bạn là những người đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, sau khi nộp hồ sơ cho đơn vị nơi ông bạn làm việc, đơn vị này sẽ có trách nhiệm gửi hồ sơ hưởng chế độ tử tuất cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Sau khi nhận đủ hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động.
* Nộp hồ sơ hưởng quá thời hạn:
Việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định được cụ thể tại Điều 116 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Như vậy, nếu gia đình bạn nộp hồ sơ hưởng cho đơn vị ông bạn làm việc đúng trong thời hạn 90 ngày và người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của gia đình, phải có văn bản giải trình lý do nộp chậm.
Khi đó, đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về quyền, lợi ích hợp pháp của những người được hưởng chế độ tử tuất trong gia đình bạn.
Trường hợp lỗi là do gia đình bạn chậm nộp hồ sơ hưởng quá thời hạn 90 ngày cho đơn vị sử dụng lao động, nếu lý do chậm nộp không chính đáng mà có thiệt hại về quyền, lợi ích hợp pháp thì đơn vị sử dụng lao động không phải bồi thường thiệt hại.
8. Chế độ tử tuất cho thân nhân của thương binh:
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi vừa là hưu trí, vừa là thương binh 1/4 (mất sức lao động 81%). Bố tôi mất ngày 24/4/2016. Vợ của bố tôi năm nay 71 tuổi, bố tôi có 4 người con, trong đó có một người bị tâm thần, mất trí nặng (81%). Vậy khi bố tôi chết ai được hưởng tuất của bố tôi, hưởng như thế nào? Có được hưởng tuất thương binh và hưu trí không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 32 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết.
Bố bạn đang hưởng lương hưu, khi chết thì người thân được trợ cấp tuất như sau:
Căn cứ vào Điều 67
– Người con bị tâm thần, mất trí nặng (81%),
– Vợ của bố bạn (71 tuổi).
Đối với mức trợ cấp, được tính như sau: vì bố của bạn vừa là thương binh, vừa là người được hưởng lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 nên chế độ hưởng tử tuất đối với thân nhân được áp dụng theo 2 mức hưởng khi đáp ứng đủ những điều kiện theo quy định tại Điều 32
Đối với mức hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết được quy định cụ thể tại Điều 32
Điều 68 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định cụ thể về mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân khi người hưởng lương hưu mất.
Theo đó, mức trợ cấp cụ thể mà thân nhân bố bạn được hưởng sẽ là: đối với người vợ (71 tuổi) được hưởng tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi thương binh chết theo quy định ưu đãi người có công với cách mạng và 50% tuất hàng tháng từ bảo hiểm xã hội. Đối với người con bị tâm thần, mất trí nặng (81%) được hưởng tuất hàng tháng theo quy định ưu đãi người có công với cách mạng và 50% tuất hàng tháng từ bảo hiểm xã hội.
9. Hưởng tử tuất khi người đang hưởng hưu trí mất:
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi về hưu năm 2012, ông hưởng lương hưu đến tháng 3 năm 2017 thì mất, tiền lương hưu mỗi tháng ông nhận được là 5,3 triệu đồng. Vậy theo Luật bảo hiểm xã hội mới và các quy định hiện hành, gia đình tôi có được hưởng tiền tuất một lần không và nếu được cách tính như thế nào? Xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Về điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất một lần
Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về trường hợp được hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng thì người đang hưởng lương hưu chết thì thân nhân sẽ được hưởng tiền tuất hằng tháng.
Tại khoản 2 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội quy định thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng bao gồm:
+ Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
Mặt khác, Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thì trong trường hợp người lao động chết thuộc trường hợp được hưởng tiền trợ cấp tuất hàng tháng nếu không có thân nhân hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng hoặc có thân nhân được hưởng tiền trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo quy định nhưng có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bố bạn, bố bạn đang hưởng lương hưu từ năm 2012, đến 03/2017, khi vẫn đang hưởng lương hưu thì bố bạn mất, nay gia đình bạn muốn hưởng trợ cấp tiền tuất một lần thì phải thuộc một trong 2 trường hợp sau:
+ Không có thân nhân thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng theo Khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
+ Có thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần thì có thể làm hồ sơ hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Thứ hai: Về mức hưởng trợ cấp tiền tuất một lần
Về mức hưởng trợ cấp tuất một lần được quy định theo Điều 70 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì thân nhân của người đang hưởng lưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 2 tháng đầu thưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng, nếu chết vào những tháng sau đố, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng. Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người đang hưởng lương hưu chết.
Vì theo bạn cung cấp bố bạn hưởng lương hưu từ năm 2012 đến tháng 3 năm 2017 tương đương khoảng với 5 năm 2 tháng là 62 tháng nên mức hưởng trợ cấp tuất một lần được tính như sau:
Mức hưởng = 48 – [(62 – 2) x 0.5] = 18 tháng lương hưu.
Do vậy, gia đình bạn sẽ được hưởng mức trợ cấp tuất một lần là 18 tháng mức lương hưu. Vậy số tiền được nhận là 18 x 5,3 triệu = 95,4 triệu.