Chế độ dành cho thân nhân liệt sĩ? Chế độ trợ cấp mai táng khi thân nhân của liệt sĩ chết? Các độ đối với thân nhân liệt sĩ? Tư vấn trường hợp cụ thể?
Các quy định, chính sách của Nhà nước dành cho những người có công với cách mạng và các chính sách dành cho thân nhân của người có công với cách mạng là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong đó bao gồm cả chế độ, chính sách đối với liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ và người thờ cúng liệt sĩ. Các chính sách và chế độ đối với người có công với cách mạng có thể được coi là một phần bù đắp cho những đóng góp của người có công với cách mạng và thân nhân của họ trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
–
– Pháp lệnh người có công với cách mạng 2005, sửa đổi bổ sung 2018
– Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH
Mục lục bài viết
- 1 1. Chế độ dành cho thân nhân liệt sĩ:
- 2 2. Chế độ trợ cấp mai táng khi thân nhân của liệt sĩ chết:
- 3 3. Các độ đối với thân nhân liệt sĩ:
- 3.1 3.1. Chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng:
- 3.2 3.2. Được mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí:
- 3.3 3.3. Được điều dưỡng phục hồi sức khỏe:
- 3.4 3.4. Được hỗ trợ về nhà ở và miễn giảm tiền sử dụng đất:
- 3.5 3.5. Con liệt sĩ được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm:
- 3.6 3.6. Được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ:
- 4 4. Người thân của liệt sĩ chết có được nhận tiền trợ cấp không?
1. Chế độ dành cho thân nhân liệt sĩ:
Liệt sĩ được hiểu là những người đã hy sinh trong cách mạng vì sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc hoặc hy sịnh vì lợi ích của Nhà nước và được Nhà nước truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công. Chính vì vậy mà Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi dành cho thân nhân của họ để tưởng nhớ và ghi công những người này.
Trong đó, thân nhân của liệt sĩ được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh, đây là những đối tượng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, thân nhân của liệt sĩ bao gồm các đối tượng sau: cha mẹ đẻ của liệt sĩ; vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ. Hiện nay, các chế độ ưu đãi của Nhà nước dành cho thân nhân của liệt sĩ bao gồm:
– Chế độ trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;
– Chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng;
– Chế độ trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;
– Chế độ bảo hiểm y tế;
– Chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
– Chế độ hỗ trợ người thân của liệt sỹ có khó khăn về nhà ở;
– Chế độ ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm hoặc hỗ trợ theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học… cho con cái của liệt sĩ
2. Chế độ trợ cấp mai táng khi thân nhân của liệt sĩ chết:
2.1. Mức trợ cấp mai táng:
Căn cứ theo quy định tại khoản 5, điều 20 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì người tổ chức mai táng của thân nhân của liệt sĩ được nhận mai táng phí và đại diện thân nhân liệt sĩ được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi trong trường hợp thân nhân của liệt sĩ là đối tượng đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng mà chết.
2.2. Thủ tục nhận mai táng phí:
– Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản khai của thân nhân liệt sĩ đã từ trần theo mẫu của sở Lao động-Thương binh và xã hội;
+ Giấy chứng tử của thân nhân liệt sĩ chết do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp;
+ Phiếu báo giảm do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo mẫu của sở Lao động-Thương binh và xã hội;
+ Sổ lĩnh tiền hàng tháng của thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng;
+ Bản gốc thẻ Bảo hiểm Y tế của thân nhân liệt sĩ chết;
Trong trường hợp là đối tượng hưởng trợ cấp 1 lần của thân nhân liệt sĩ chết, thì tuỳ theo từng trường hợp mà hồ sơ kèm theo một trong các bản sao giấy tờ sau đây:
+ Quyết định trợ cấp 1 lần tù đày tra tấn hoặc kỷ niệm chương;
+ Quyết định trợ cấp 1 lần hoặc Huân, Huy chương kháng chiến đối với người có công giúp đỡ cách mạng và người hoạt động kháng chiến hưởng trợ cấp 1 lần, không hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội;
+ Giấy ủy quyền của thân nhân liệt sĩ đã chết.
– Trình tự thực hiện thủ tục hành chính
+ Bước 1: Công chức cấp xã tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ nhận mai táng phí theo hướng dẫn;
+ Bước 2: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ nhận mai táng phí. Trong trường hợp hồ sơ nhận mai táng phí chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì cần thông báo cho người nộp hồ sơ thực hiện sửa đổi, bổ sung.
+ Bước 3: Công chức chuyên môn tiến hành thẩm tra hồ sơ nhận mai táng phí theo quy định và tổng hợp trình lãnh đạo phòng ký xác nhận, sau đó trình lên Sở Lao động thương binh và xã hội để giải quyết;
+ Bước 4: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội trả kết quả đã giải quyết cho công chức cấp xã.
3. Các độ đối với thân nhân liệt sĩ:
3.1. Chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng:
Theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì thân nhân liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bao gồm các đối tượng sau: cha mẹ đẻ của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; vợ hoặc chồng của liệt sĩ; con cái của liệt sĩ dưới 18 tuổi; trường hợp con cái của liệt sĩ từ đủ 18 tuổi trở lên thì phải đang còn đi học hoặc bị khuyết tật nặng, đặc biệt nặng.
Trong đó, căn cứ theo Điều 20 Nghị định 31 và Phụ lục 1 ban hành kèm Nghị định 58/2019/NĐ-CP thì mức hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của các đối tượng này được quy định cụ thể như sau:
– Chế độ trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của 1 liệt sĩ thì có mức hưởng là 1,624 triệu đồng/tháng.
– Chế độ trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của 2 liệt sĩ thì có mức hưởng là 3,248 triệu đồng/tháng.
– Chế độ trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên thì có mức hưởng là 4,872 triệu đồng/tháng.
– Chế độ trợ cấp tiền tuất cho vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác thì có mức hưởng là 1,624 triệu đồng/tháng.
– Đối với cha mẹ đẻ; Vợ hoặc chồng của liệt sĩ; Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ; Con cái của liệt sĩ từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa; Con cái của liệt sĩ dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ mà đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng với mức hưởng là 1,299 triệu đồng/tháng.
– Đối với thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng mà chết, thì theo quy định của pháp luật người tổ chức mai táng cho thân nhân liệt sĩ được nhận mai táng phí và đại diện thân nhân liệt sĩ chết được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp ưu đãi.
3.2. Được mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí:
Theo quy định tại điểm i khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế, thì thân nhân của liệt sỹ là một trong các đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn mua thẻ Bảo hiểm y tế. Dựa theo chính sách này thì Nhà nước vừa có thể chăm sóc sức khỏe cho người dân đồng thời vừa thể hiện được sự ghi nhớ đối với công ơn to lớn của các liệt sỹ.
Theo đó, thẻ Bảo hiểm y tế dành cho thân nhân của liệt sĩ sẽ có ký hiệu là TS. Khi sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế dành cho thân nhân của liệt sĩ, thân nhân của liệt sỹ sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh thuộc phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế, tuy nhiên chỉ giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư và dịch vụ y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Ngoài ra, thân nhân của liệt sĩ sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế dành cho thân nhân của liệt sĩ còn được thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú.
3.3. Được điều dưỡng phục hồi sức khỏe:
Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, thì đối với người thân liệt sĩ mà bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng thì sẽ được điều dưỡng phục hồi sức khỏe 02 năm/lần; đối với cha mẹ có một người con duy nhất là liệt sĩ hoặc có từ hai con là liệt sĩ trở lên thì sẽ được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
Trong đó, mức chi phí được hỗ trợ được quy định như sau:
– Nếu điều dưỡng tập trung thì mức chi phí được hỗ trợ 2,220 triệu đồng/người/lần;
– Nếu điều dưỡng tại nhà thì mức chi phí được hỗ trợ 1,110 triệu đồng/người/lần.
3.4. Được hỗ trợ về nhà ở và miễn giảm tiền sử dụng đất:
Theo quy định tại Quyết định 22/2013/ Đ-TTg thì Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền sẽ hỗ trợ xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có của thân nhân liệt sĩ với mức hỗ trợ như sau:
– Nếu phải phá dỡ để xây mới nhà ở thì được hưởng mức hỗ trợ là 40 triệu đồng/hộ;
– Nếu phải sửa chữa khung, tường nhà và thay mới mái nhà ở thì được hưởng mức hỗ trợ là 20 triệu đồng/hộ.
Ngoài ra, nếu những thân nhân của liệt sĩ mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước thì sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thân nhân của liệt sĩ được Nhà nước giao đất làm nhà ở thì tùy theo công lao đóng góp mà thân nhân của liệt sĩ sẽ được giảm một phần tiền sử dụng đất.
3.5. Con liệt sĩ được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm:
Cũng như con cái của thương binh, pháp luật quy định con cái của liệt sĩ cũng được hưởng rất nhiều chế độ ưu tiên, hỗ trợ. Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, thì con cái của liệt sĩ được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm, cụ thể như sau:
– Con cái của liệt sĩ được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;
– Con cái của liệt sĩ cộng điểm ưu tiên khi xét tốt nghiệp trung học phổ thông: cụ thể là được cộng 0,5 điểm theo Điều 36 Quy chế thi trung học phổ thông Quốc gia
– Con cái của liệt sĩ được miễn gọi nhập ngũ
Trong đó, mức trợ cấp ưu đãi hàng tháng tại các trường đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú đối với con cái của liệt sĩ theo quy định tại Nghị định 58/2019/NĐ-CP là 1,624 triệu đồng/tháng.
3.6. Được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 31, thì người thờ cúng liệt sĩ là con của liệt sĩ. Trong đó, nếu liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần với mức hưởng là 500.000 đồng theo quy định tại phụ lục kèm theo Nghị định 58/2019/NĐ-CP.
Ngoài ra, một số trường hợp ưu đãi khác được hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH như sau:
– Nếu liệt sĩ có nhiều người thì người thờ cúng là một người được các người con khác ủy quyền;
– Nếu con liệt sỹ có nguyện vọng giao cho người khác thờ cúng thì những người là con cái của liệt sĩ phải làm ủy quyền cho người này thực hiện thờ cúng liệt sĩ;
– Nếu người này không có hoặc không còn con cái thì là người được gia đình của liệt sĩ hoặc họ tộc liệt sĩ thống nhất ủy quyền bằng biên bản. Người này có thể là anh, em, cô, dì, chú, bác, cháu… của liệt sĩ.
4. Người thân của liệt sĩ chết có được nhận tiền trợ cấp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ con là thân nhân của liệt sỹ bị chết thì người thân của người đó có được nhận tiền trợ cấp không?
Luật sư tư vấn:
Câu hỏi của bạn được hiểu khi vợ, con của thân nhân liệt sĩ chết thì thân nhân của người vợ, người con của họ được hưởng trợ cấp gì không?
– Thân nhân của liệt sĩ thuộc trường hợp nào mà chết thì người tổ chức mai táng, thân nhân mới được hưởng trợ cấp?
Theo khoản 5 Điều 20, khoản 3 Điều 45 Nghị định 31/2013/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn Pháp lệnh người có công với cách mạng quy định:
“Điều 20. Chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng
…
5. Thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng mà chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi.”
Căn cứ theo trên thì , vợ, con liệt sĩ đang nhận trợ cấp tuất hàng tháng mà chết thì những người tổ chức mai táng, thân nhân họ mới được hưởng trợ cấp, những người này bao gồm những đối tượng sau: Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng
Như vậy, nếu vợ, con liệt sĩ được nhận trợ cấp tuất hàng tháng thì được hưởng trợ cấp là đối tượng theo Khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung Điều 7 của Pháp lệnh ưu đãi người có công 2005 mà chết thì những người sau đây sẽ được hưởng các trợ cấp sau:
+ Người tổ chức mai táng: Người này sẽ được hưởng phí mai táng;
+ Đại diện thân nhân: Người này được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi.