Các chính sách hỗ trợ đối với người mắc bệnh tâm thần? Chế độ trợ cấp đối với người không may mắc bệnh tâm thần? Chế độ trợ cấp xã hội đối với người tâm thần theo quy định mới nhất?
Người khuyết tật là một trong những nhóm đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương của xã hội, do đó Nhà nước luôn có những chính sách quan tâm và tạo điều kiện để cho họ ổn định cuộc sống. Đối với những đối tượng khuyết tật mất hoàn toàn hoặc mất một phần chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn thì sẽ được Nhà nước có chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.
Cơ sở pháp lý:
Giải quyết vấn đề:
Để xét chế độ trợ cấp của người tàn tật người ta căn cứ vào mức độ thương tật, trong đó đối tượng người bị tâm thần là đối tượng rất khó xác định. Theo đó Luật Dương gia xin trình bày về vấn đề liệu người tâm thần có được hưởng trợ cấp xã hội thông qua bài viết sau:
Mục lục bài viết
Thứ nhất, người tâm thần là gì? Trợ cấp xã hội là gì?
Trợ cấp xã hội: là khoản tiền hoặc tài sản khác do Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ cấp cho những người đang gặp khó khăn, đang trong tình trạng rủi ro, hiểm nghèo, nghèo đói, bất hạnh nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
Người mắc bệnh tâm thần: là những người do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm. Bệnh tâm thần điển hình bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành vi gây nghiện.
Người khuyết tật: Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.
Thứ hai, điều kiện để người mắc bệnh tân thần được hưởng các chính sách trợ cấp
Người tâm thần thường là những người do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm được các cơ quan y tế có chuyên môn kết luận. Bệnh tâm thần có nhiều dạng bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành vi gây nghiện.
Theo quy định của pháp luật thì người bị tâm thần cũng là người khuyết tật, những người này rơi vào tình trạng rối loạn tri giác, không kiểm soát được cảm xúc,không kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. Cụ thể quy định t ại Khoản 4 Điều 2
Khoản 1 điều 44 Luật người khuyết tật 2010 quy định về các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội
“1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
b) Người khuyết tật nặng.”
Như vây, không phải người khuyết tật nào cũng được Nhà nước trợ cấp xã hội mà phải thuộc đối tượng trợ cấp theo quy định của luật là người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng. Theo đó quy định tại Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về mức độ khuyết tật của người khuyết tật như sau:
“1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về các mức độ khuyết tật:
“Điều 4. Xác định mức độ khuyết tật
3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;”
Như vậy người tâm thần thuộc diện đối tượng hưởng trợ cấp xã hội, muốn được hưởng trợ cấp xã hội thì người này phải thuộc vào trường hợp đến mất hoàn toàn hoặc mất một phần chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn. Trong trường hợp người tâm thần đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau :
– Người khuyết tật đặc biệt nặng suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên;
– Người khuyết tật nặng suy giảm từ 61% đến 80% khả năng lao động.
Như vậy, căn cứ vào các điều khoản trên thì đối với người bị tâm thần, sau khi giám định nếu thuộc vào mức độ khuyết tât đặc biệt nặng hoặc khuyết tật nặng thì sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng
Thứ ba, chế độ của người mắc bệnh tâm thần và thủ tục hưởng chế độ của người tâm thần
1.Về mức hưởng chế độ của người bệnh tâm thần thuộc trường hợp được hưởng chế độ
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 15
– Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
– Hệ số hai phẩy năm (2,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em;
– Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng;
– Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em.
2.Về hồ sơ thủ tục được nhận trợ cấp hàng tháng
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 20 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về các giấy tờ để được nhận trợ cấp:
– Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
– Bản sao Sổ hộ khẩu;
– Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định: “Để được hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc thì người đề nghị trợ cấp hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc làm hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã” thì người nộp hồ sơ sẽ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định là sau 25 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ
Đối với những người khuyết tật đặc biệt là người bị tâm thần các trợ cấp xã hội hàng tháng có vai trò rất quan trọng trong đời sống bởi nó đảm bảo mức sống tối thiểu và giảm bớt gánh nặng cho người thân. Đây cũng là một chính sách tích cực giúp cho người khuyết tật tránh được rủi ro, bất hạnh và ổn định xã hội.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có em gái bị tâm thần từ năm 1996, đến nay là 20 năm, năm 2010, em tôi được nhà nước cho hưởng chế độ trợ cấp bệnh nhân tâm thần với mức trợ cấp 1 tháng là 540.000đ. Nhưng đến tháng 7 năm 2016 thì bị cắt không cho hưởng. Tôi muốn hỏi tiền trợ cấp này do tỉnh hay huyện trợ cấp và lí do tại sao lại cắt trong khi em tôi là bệnh nhân tâm thần nặng.
Luật sư tư vấn:
Em gái bạn là người bị tâm thần được xem là dạng khuyết tật thần kinh, tâm thần (có tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường) là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội.
Khoản 1 Điều 44 Luật người khuyết tật 2010 quy định đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng gồm:
– Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật người khuyết tật 2010;
– Người khuyết tật nặng.
Như vậy, để xác định em bạn có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không thì bạn phải đưa em bạn đi xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại Điều 18 Luật người khuyết tật 2010 như sau:
Luật sư
– Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
– Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.
Như vậy, nếu em bạn thuộc trường hợp bị khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng thì em bạn sẽ được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng. Nếu em bạn bạn cắt chế độ trong trường hợp này thì bạn có thể làm đơn kiến nghị gửi tới cơ quan chi trả chế độ cho em bạn để yêu cầu giải quyết.