Chế độ thai sản cho nam: Điều kiện, mức hưởng, hồ sơ và thủ tục mới nhất năm 2021. Điều kiện hưởng, cách tính mức hưởng, trình tự thủ tục hưởng trợ cấp thai sản cho nam, cho chồng khi vợ sinh con.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, mức hưởng, hồ sơ và thủ tục hưởng chế độ thai sản cho nam theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật giao thông khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Bên cạnh chế độ dành cho thai sản đối với lao động nữ thì Nhà nước cũng có những chính sách đối với những người cha, người chồng có vợ sinh con khi tham gia đủ số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo luật bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, chế độ thai sản cho nam không tương đồng như đối với nữ, hầu như chỉ mang tính chất trợ cấp, hỗ trợ. Để hiểu rõ hơn về chế độ thai sản dành cho nam, kết nối tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 1900.6568 Công ty luật Dương Gia luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam để bạn đọc nắm rõ hơn.
Tư vấn điều kiện, cách tính mức hưởng, hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản cho nam: 1900.6568
1. Căn cứ pháp lý
2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản dành cho nam
Để được hưởng chế độ thai sản cho người chồng khi có vợ sinh con thì lao động nam cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Đang đóng bảo hiểm xã hội và có vợ sinh con.
3. Mức hưởng chế độ thai sản dành cho nam
a, Thời gian được nghỉ việc khi có vợ sinh con
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ hưởng chế độ thai sản như sau:
– Đối với trường hợp vợ sinh thường: Được nghỉ 05 ngày làm việc;
– Đối với trường hợp vợ sinh mổ/phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi: Được nghỉ 07 ngày làm việc.
– Đối với trường hợp vợ sinh đôi: Được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
– Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải mổ/phẫu thuật: Được nghỉ 14 ngày làm việc;
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản CHỈ được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc kể từ ngày vợ sinh con. Ví dụ: Vợ sinh con ngày 10/9/2018 thì người lao động nam chỉ được nghỉ trong vòng từ 11/9/2018 đến 10/10/2018.
b, Mức hưởng chế độ thai sản dành cho nam
– Người lao động nam được hưởng trợ cấp 01 lần khi có vợ sinh con như sau:
Mức hưởng = (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi vợ sinh)/ 24 ngày x Số ngày được nghỉ để chăm sóc khi vợ sinh con.
– Lưu ý mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam trong các trường hợp sau đây:
+ Lao động nam được hưởng trợ cấp 01 lần khi vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
+ Đối với trường hợp chỉ có người chồng tham gia BHXH thì họ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con (Khi ngườ chồng tham gia BHXH và vợ không tham gia BHXH).
+ Đối với chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính thời điểm nhận con (Khi lao động nam tham gia BHXH, vợ và người mang thai hộ không tham gia BHXH).
– Mức hưởng trong các trường hợp trên được tính như sau:
Mức hưởng = 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Nghĩa là bằng: 1.390.000 x 2.
4. Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản cho nam
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, lao động nam cần nộp hồ sơ đến công ty để được hưởng chế độ thai sản cho nam khi vợ sinh. Hồ sơ lao động nam chuẩn bị bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (theo mẫu);
– Bản sao giấy khai sinh/hoặc giấy chứng sinh của con;
– Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải mổ/phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần.
– Kê khai và nộp hồ sơ theo mẫu C70a – HD mới (Phần lao động nam nghỉ thai sản, do doanh nghiệp lập)
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
5. Dịch vụ của Luật Dương Gia
– Tư vấn luật bảo hiểm xã hội miễn phí qua tổng đài
– Tư vấn về các đối tượng được hưởng chế độ thai sản; điều kiện hưởng chế độ thai sản; mức hưởng chế độ thai sản
– Tư vấn về thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam
– Tư vấn về thời gian và các điều kiện để lao động nam nghỉ hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con
– Hướng dẫn các trình tự thủ tục để được hưởng chế độ thai sản cho người lao động
– Tư vấn và giải đáp những thắc mắc liên quan đến trình tự giải quyết thủ tục và hồ sơ cho các đơn vị/doanh nghiệp người sử dụng lao động
Mục lục bài viết
- 1 1. Chồng hưởng chế độ thai sản khi vợ không đóng bảo hiểm?
- 2 2. Vợ không đóng bảo hiểm xã hi chồng có được hưởng chế độ thai sản không?
- 3 3. Chế độ thai sản đối với lao động nam khi vợ không đóng bảo hiểm xã hội
- 4 4. Chế độ thai sản đối với lao động nam khi vợ sinh con
- 5 5. Quy định hưởng chế độ thai sản cho nam mới nhất
1. Chồng hưởng chế độ thai sản khi vợ không đóng bảo hiểm?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư: tôi là kế toán cho một công ty có tham gia bảo hiểm, vợ tôi mới tốt nghiệp đại học, chưa đi làm và hiện giờ đang ở nhà. Xin luật sư cho tôi hỏi, vợ tôi sinh con thì tôi được hưởng những chế độ gì?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì:
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Như vậy, trong trường hợp vợ bạn sinh con thì bạn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định. Mức hưởng chế độ thai sản như sau:
*Thời gian hưởng chế độ khi sinh con: Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
* Mức hưởng một ngày đối với lao động nam được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày nghĩa là (bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản) : 24 ngày x số ngày nghỉ hưởng chế độ thai sản là 7 ngày.
* Trợ cấp một lần khi sinh con: Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
2. Vợ không đóng bảo hiểm xã hi chồng có được hưởng chế độ thai sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em không đóng BHXH, Chồng em đóng BHXH. Em sinh con ngày 23/11/2015 (giờ con được 6 tháng). Giờ chồng em có được hưởng chế dộ thai sản không? nếu được thì thủ tục như thế nào ạ? Em cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Chồng bạn đang tham gia đóng bảo hiểm, bạn không tham gia đóng bảo hiểm theo đó nếu đủ điều kiện hưởng chồng bạn sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
+ 05 ngày làm việc;
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Ngoài ra sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý: Thời điểm bạn sinh con là 23/11/2015 thời điểm này áp dụng theo quy định của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”, không có quy định về chế độ thai sản đối với lao động nam. Chế độ thai sản đối với lao động nam chỉ áp dụng khi Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực áp dụng là ngày 01/01/2016. Vậy nên, trường hợp chồng bạn mặc dù có tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không vào thời điểm áp dụng quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 nên chồng bạn sẽ không được hưởng.
3. Chế độ thai sản đối với lao động nam khi vợ không đóng bảo hiểm xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư: Hiện chồng tôi đang là bộ đội đã công tác được hơn 20 năm. Tôi trước làm kế toán tại 1 công ty tư nhân nhưng không tham gia đóng bảo hiểm (hiện đã nghỉ việc 3/2015). Đến 9/4/2016 tôi có sinh em bé. Tôi có tìm hiểu luật sinh đẻ mới thì được biết chồng tôi sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần vì tôi không tham gia đóng bảo hiểm. Nhưng khi vợ chồng tôi hoàn thiện hồ sơ để chồng tôi mang nộp ở đơn vị thì họ nói: Do ở trên không có công văn gửi xuống nội dung trên nên họ không biết. Vậy giờ vợ chồng tôi phải làm sao?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng chế độ thai sản như sau: “Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”
Các đối tượng theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 gồm:
“…
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
….”
Như vậy, chồng bạn đang công tác trong quân đội thuộc đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”
Như vậy chồng bạn đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Như bạn trình bày chỉ có chồng đóng bảo hiểm xã hội, bạn không đóng bảo hiểm xã hội, căn cứ Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con”.
Như vậy, theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014có hiệu lực kể từ ngà 01/01/2016, nếu chỉ có chồng đóng bảo hiểm xã hội, vợ không đóng bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với lao động nam thì chồng bạn sẽ được hưởng thêm trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với nam quy định tại Khoản 4 Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014 gồm:
– Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;
– Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Giải quyết hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơquy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Như vậy, cơ quan của chồng bạn trả lời chưa có văn bản hướng dẫn về vấn đề này là không có căn cứ pháp luật. Chồng bạn vẫn làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản theo quy định.
4. Chế độ thai sản đối với lao động nam khi vợ sinh con
Tóm tắt câu hỏi:
Em đóng bảo hiểm từ tháng 3 năm 2016. Dự sinh của em là cuối tháng 9/2016, em sẽ có 7 tháng đóng bảo hiểm. Tuy nhiên ở tuần thứ 31 em sinh non ngày 6/8/2016, thiếu 2 tháng nữa mới đến ngày dự sinh. Tính ra em mới đóng 5 tháng. Vậy liệu em có được chế độ gì hay không? Chồng em cũng tham gia bảo hiểm, vậy chồng em có được hưởng chế độ gì hay không? Mong nhận được sự tư vấn từ Công ty Luật Dương Gia. Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, Đối với bạn: Điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
‘1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.’
Theo thông thông tin bạn cung cấp, bạn đóng được 5 tháng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Do vậy, bạn không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản.
Thứ hai, Đối với chồng bạn: Theo quy định tại điểm e) Khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014, lao động nam có tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng bảo hiểm thai sản khi vợ sinh con.
Khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi vợ sinh con như sau:
“2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”
Theo đó, chồng bạn sẽ được nghỉ việc để chăm sóc khi vợ sinh con. Được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Ngoài ra, Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp một lần khi sinh con như sau:
‘Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.’
Trong trường hợp của bạn, chồng bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội, trước khi sinh bạn có tham gia bảo hiểm xã hội do đó, chồng bạn sẽ không đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con.
5. Quy định hưởng chế độ thai sản cho nam mới nhất
Vợ sinh con thì ngoài chế độ thai sản danh cho vợ thì chồng cũng được hưởng chế độ thai sản, đây là một điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2013/QH13 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016. Các chế độ thai sản danh cho nam giới, các quyền lợi, thủ tục được quy định như sau:
1. Thời gian được nghỉ việc khi vợ sinh con:
Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
– Được nghỉ 05 ngày làm việc (trường hợp vợ sinh thường).
– Được nghỉ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
Ngoài ra, các trường hợp đặc biệt thì thời gian nghỉ được quy định như sau:
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
2. Cách tính mức hưởng chế độ thai sản danh cho nam giới:
– Theo điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ thai sản một ngày của lao động nam (đối tượng được đề cập tại khoản 2 Điều 34 vừa trích dẫn ở trên) được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Mức hưởng = (Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc) / 24 ngày X 100% X số ngày nghỉ chăm sóc khi vợ sinh con
– Bên cạnh đó, theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về việc trợ cấp một lần khi sinh con: “Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
+ Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con”.
+ Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con (khi lao động nam tham gia BHXH, vợ và người mang thai hộ không tham gia BHXH).
Mức hưởng trong trường hợp này được tính như sau:
Mức hưởng = 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
3. Thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ thai sản danh cho nam giới:
– Bản sao giấy khai sinh của con.
– Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
– Kê khai và nộp hồ sơ theo mẫu C70a-HD mới (phần lao động nam nghỉ thai sản), theo phiếu giao nhận 601.