Điều kiện để được đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản? Chế độ lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con?
Trong xã hội hiện nay, giữ nam và nữ đang thực hiện các công việc ngang bằng nhau để dần hướng tới việc bình đằng trong xã hội. Theo quan niệm của thời phong kiến trước đây thì nam giới là người ra ngoài đi làm ăn và kiếm thu nhập cho gia đình, còn nữ giới chỉ ở nhà thực hiện các công việc nội trợ, làm việc nhà, chăm sóc con cái,… Điều này đã xông còn phù hợp với tình hình phát triển hiện nay, bởi vì hiện nay cũng có rất nhiều phụ nữ giỏi họ có thể tham gia vào việc lao động kiếm tiền giống như nam giới. Chính vì vậy, để khuyến khích và tạo điều kiện để lao động nữ đi làm thì pháp luật trên thế giới nói chung và pháp luật hiện hành của Việt Nam nói riêng cũng đã có các quy định về vấn đề chế độ thai sản của lao động nữ. Do đó, pháp luật khuyến khích lao động nữ đi làm nhưng cũng không bỏ qua các chế độ ưu đãi để lao động nữ có thể vừa giỏi việc nước mà vẫn đảm việc nhà.
Chính vì vậy, đối với lao động nữ khi nghỉ chế độ thai sản theo như quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ về thời gian và mức tiền thai sản. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con. Vậy pháp luật hiện hành đã quy định về việc đi làm trước thời hạn của nữ lao động này thì có bị ảnh hưởng đến chế độ thai sản của người này không? Điều kiện để lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con là gì? Khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì mức lương mà người này được hưởng sẽ tính như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật Dương Gia sẽ giải đáp các thắc mắc của quy bạn đọc về nội dung này như sau:
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật lao động 2019;
–
1. Điều kiện để được đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành đối với chế độ thai sản của lao động nữ thì đối tượng này khi sinh con thì sẽ được hưởng các chế độ về thời gian nghỉ sinh và mức tiền thai sản theo như quy định. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp lao động nữ muốn quay trở lại làm việc sau khi sinh con nhưng vẫn trong thời gian nghỉ thai sản thì phải làm như thế nào? Do đó, dựa theo quy định tại Khoản 1 Điều 40
– Một là, lao động nữ này đã thực hiện được việc nghỉ hưởng chế độ thai sản ít nhất được 04 tháng theo như quy định của pháp luật hiện hành.
– Hai là, nếu người lao động nữ muốn quay trở lại để tiếp tục làm công việc của mình thì phải báo trước cho người sử dụng lao động và được sự đồng ý từ người sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, ở một quy định khái của vấn đề đi làm trước thơi gian nghỉ thai sản của nữ lao động, theo như quy định tại Điều 139 Bộ luật lao động 2019 quy định trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản theo quy định, nếu lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con có nhu cầu và kèm theo đó là phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể đi làm lại sau khi đã nghỉ ít nhất 04 tháng.
“Điều 139. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Từ các quy định trên, có thể thấy rằng việc mà lao động nữ muốn đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản thì nên đáp ứng đề đủ các điều kiện cơ bản như: đầu tiên lao động nữ này có nguyện vọng; thứ hai, điều kiện về thời gian mà lao động nữ đã nghỉ hưởng chế độ thai sản ít nhất 04 tháng; thứ ba, như đã được nêu ở trên là lao động nữ có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không ảnh hưởng đến sức khỏe và điều quan trọng cuối cùng là phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
2. Chế độ lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
Trên cơ sở quy định đã được nêu ra tại mục 1 về điều kiện để lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con không phải là không thể. Nhưng nếu lao động nữ muốn đi làm trước thời hạn thì cũng cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định. Bên cạnh đó, khi lao động nữ đi làm trước thời hạn thì sẽ được hưởng các chế độ của pháp luật về tiền lương như thế nào? việc lao động nữ đi làm trước thời hạn có ảnh hưởng gì đến việc hưởng mức tiền thai giản và các chế độ thai sản khác không? Theo như pháp luật quy đinh, thì đối với trường hợp lao động nữ đi làm trước thời hạn thì không những không ảnh hưởng mà ngoài tiền lương được hưởng khi đi làm như bình thường trước khi nghỉ sinh con thì lao động nữ sinh con còn được hưởng chế độ thai sản cho đến hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định của luật bảo hiểm xã hội.
Vậy pháp luật quy định về
Thứ nhất, trên cơ sở quy định tại các Khoản 2, 4 Điều 12
“Điều 12. Mức hưởng chế độ thai sản
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:
…..
c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.”
Do đó, theo như quy định này thì việc lao động nữ đi làm trước thời hạn nghỉ sinh không hề ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ thai sản của người này. Tuy nhiên, pháp luật đã quy định về việc đi làm sớm của lao động nữ này thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định của pháp luật hiện hành, nhưng trong thời gian đi làm trước này người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng quy định của một người lao động bình thường.
Bên cạnh việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ thì theo
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”
“Điều 139. Nghỉ thai sản
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Trước khi có quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội này thì lao động năm không được hưởng chế độ thai sản khi vợ mình sinh con, điều này gây ảnh hưởng đến việc quy định trách nhiệm chắm sóc và giáo dục con cái của các bậc cha mẹ. Bởi vì, việc chăm sóc và giáo dục con là công việc chung của cả vợ và chồng mà nhất là trong thời buổi xã hội đang ngày càng hướng tới sự bình đảng giữa nam và nữ. Nắm bắt được tình hình này, và thấy được sự cần thiết cử việc hưởng chế độ của lao động nam khi vợ mình thực hiện việc sinh con, cho nên pháp luật bảo hiểm xã hội quy định về vấn đề này là vô cùng hợp lý. Một mặt tích cực khác của điều luật này là khi quy định về việc hưởng chế độ khi sinh con của lao động nam đã phần nào giảm được gánh nặng trong quá trình sinh con và chăm sóc con ở giai đoạn đầu của lao động nữ.