Chế độ khi giảng viên chấm dứt hợp đồng làm việc? Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.
Chế độ khi giảng viên chấm dứt hợp đồng làm việc? Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là một giảng viên của một trường Đại học thuộc Bộ Công Thương. Tôi xin Luật sư và Công ty tư vấn giúp tôi một số việc sau đây. Tháng 10 năm 2006 tôi được tuyển dụng vào làm giáo viên được ký
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Đối với việc chấm dứt hợp đồng làm việc:
Căn cứ Điều 2, khoản 5 Điều 3 Luật viên chức 2010 thì:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Căn cứ Điều 25 Luật viên chức 2010 thì hợp đồng làm việc của viên chức có hai loại: Hợp đồng làm việc xác định thời hạn và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
– Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật viên chức 2010.
– Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật viên chức 2010.
Trong trường hợp này,hợp đồng bạn đang làm việc bạn không xác định rõ là loại hợp đồng nào. Do đó, chia các trường hợp sau:
Với hợp đồng lao động không xác định thời hạn:
Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Với hợp đồng lao động xác định thời hạn: Căn cứ khoản 5, khoản 6 Điều 29 Luật viên chức 2010 quy định điều kiện và thủ tục thông báo sau:
– Điều kiện:
+ Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
+ Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
+ Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
+ Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
+ Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
+ Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
Thủ tục thông báo: Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều 29 Luật viên chức 2010 ; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều 29 Luật viên chức 2010. Bạn nghỉ vì lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn thì bạn có trách nhiệm thông báo ít nhất 30 ngày cho đơn vị của bạn.
Khi chấm dứt hợp đồng đúng theo thông báo, nhà trường phải có trách nhiệm chi trả tiền lương, tiền thưởng cho những ngày bạn làm việc mà chưa được trả. Nếu nhà trường không trả thì đó là không đúng. Bởi lẽ thời gian nghỉ hè được coi là thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên và được hưởng nguyên lương.
Đối với hợp đồng đào tạo nghề:
Quyền lợi, trách nhiệm của viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Quyền lợi của viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật Viên chức 2010
2. Trách nhiệm của viên chức khi thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 35 Luật Viên chức 2010
Theo quy định của Nghị định 29/2012/NĐ – CP:
"Điều 36. Đào tạo và đền bù chi phí đào tạo
1. Viên chức được cử đi đào tạo trong các trường hợp sau:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được tổ chức, sắp xếp lại;
b) Đáp ứng nhu cầu xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Điều kiện để viên chức được cử đi đào tạo:
a) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp của viên chức;
b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hải quan nghề nghiệp tại đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
3. Viên chức được cử đi đào tạo theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải thực hiện quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và đáp ứng các yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
4. Viên chức được cử đi đào tạo ở trong nước và ngoài nước phải đền bù chi phí đào tạo trong các trường hợp sau:
a) Trong thời gian được cử đi đào tạo, viên chức tự ý bỏ học hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc;
b) Viên chức hoàn thành khóa học nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp, chứng nhận kết quả học tập;
c) Viên chức đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ trung cấp trở lên nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
5. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về cách tính chi phí đền bù và quy trình, thủ tục đền bù chi phí đào tạo quy định tại Điều này."
Nếu trường hợp bạn được đào tạo xong nhưng phục vụ không đủ thời hạn cam kết sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thì bạn sẽ phải đền bù chi phí đào tạo.
Đối với việc nâng lương:
Căn cứ khoản 1 khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương đối với viên chức như sau:
Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
– Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
– Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
– Thời gian nghỉ hưởng
– Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
– Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
– Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.
Khi đủ điều kiện về thời hạn, viên chức được xét nâng bậc lương với viên chức là được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
Như thế, nếu bạn thỏa mãn hai điều kiện trên thì bạn hoàn toàn được nâng lương. Thời điểm nâng lương được xác định kể từ khi bạn đủ điều kiện nâng lương và được hiệu trường nhà trường có quyết định nâng lương. Do đó, thời điểm bạn có đủ điều kiện nâng lương từ tháng 4 mà tới tháng 6 mới có quyết định nâng lương thì thời điểm để tính cho bạn là từ khi có quyết định của hiệu trưởng nhà trường. Nếu quyết định xác định thời điểm nâng lương từ tháng 6 thì bạn được hưởng tiền lương mới từ tháng 6.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật chế độ khi giảng viên chấm dứt hợp đồng: 1900.6568
Đối với việc giữ bằng đại học:
Căn cứ Điều 20 “Bộ luật lao động 2019” thì người sử dụng lao động không được thực hiện các hành vi sau:
– Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
– Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Nếu như bạn đã có giấy tờ cam đoan tự giao nộp bản chính bằng đại học thì nhà trường cũng không được giữ bản chính bằng đại học của bạn. Để lấy lại bằng đại học, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu trường trả bằng đại học cho bạn.