Học sinh trường giáo dưỡng là gì? Chế độ học tập, sinh hoạt, đánh giá xếp loại học sinh trường giáo dưỡng?
Khi người chấp hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng để được giáo dục thì sẽ phải chịu sự giám sát, quản lý, giáo dục của nhà trường và phải học tập, rèn luyện, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, hướng dẫn của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng. Và trường giáo dưỡng sẽ phải đảm bảo chế độ học tập, sinh hoạt, đánh giá xếp loại học sinh. Vậy Pháp luật quy định như thế nào về chế độ học tập, sinh hoạt, đánh giá xếp loại học sinh trường giáo dưỡng?
Căn cứ pháp lý:
– Luật Thi hành án Hình sự 2019.
1. Học sinh trường giáo dưỡng là gì?
1.1. Người chưa thành niên là gì?
Tại Điều 21,
“1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”
Đối với các giao dịch dân sự đối với người chưa thành niên là những người chưa đủ sáu tuổi thì giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Còn đối với các giao dịch dân sự thì trừ trường hợp phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hợp với lứa tuổi của người chưa thành niên thì đa số khi giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên đồng ý như là cha mẹ…
Ngoài ra, khi mà đã đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi thì đã có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác nhưng phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
1.2. Học sinh trường giáo dưỡng là gì?
Học sinh trường giáo dưỡng ( học sinh) là những người được đưa vào trường giáo dưỡng phải chịu sự giám sát, quản lý, giáo dục của nhà trường và phải học tập, rèn luyện, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, hướng dẫn của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng hay những người đang chấp hành biện pháp giáo dưỡng.
Và khi đã chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại Trường giáo dưỡng thì học sinh trường giáo dưỡng phải chịu sự giám sát, quản lý, giáo dục, phân công lao động của cán bộ, giáo viên nhà trường và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường. Nếu học sinh bỏ trốn, Hiệu trưởng phải huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên truy tìm ngay và
Ngoài ra, trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi (học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi…) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Ngoài giờ học tập, học sinh phải tham gia lao động do trường tổ chức. Trường có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của học sinh để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Chế độ học tập, sinh hoạt, đánh giá xếp loại học sinh trường giáo dưỡng
Các chế độ học tập, sinh hoạt, đánh giá, xếp loại học sinh trường giáo dưỡng được pháp luật rất rõ ràng trong quy định của pháp luật. Và sau đây bài viết dưới đây sẽ tập trung phân tích vấn đề này:
Theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra bản án, quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, Tòa án phải gửi bản án, quyết định cho người đó, người đại diện của người đó và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người dưới 18 tuổi cư trú.
Nơi chấp hành biện pháp giáo dưỡng là các trường giáo dưỡng được tổ chức theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, pháp luật, văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp và tổ chức lao động cho học sinh phù hợp với lứa tuổi, nhằm giúp họ học tập, rèn luyện tiến bộ, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ để trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, có khả năng hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng.
2.1. Chế độ học tập, sinh hoạt đối với học sinh trường giáo dưỡng
Chế độ học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động được quy định tại Điều 146, Luật Thi hành án Hình sự 2019:
“1. Học sinh ở trường giáo dưỡng được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở thì việc học văn hóa là bắt buộc. Đối với học sinh khác thì tùy khả năng, điều kiện thực tế mà tổ chức cho họ học tập phù hợp.
2. Ngoài giờ học tập, học sinh phải tham gia lao động do trường tổ chức. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của học sinh để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất; không bố trí những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.
Thời gian lao động của học sinh không được nhiều hơn thời gian học tập. Thời gian học tập và lao động không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 35 giờ trong 01 tuần.
Kết quả lao động của học sinh được sử dụng phục vụ sinh hoạt, học tập và bổ sung vào quỹ hòa nhập cộng đồng, quỹ khen thưởng của học sinh.
3. Học sinh được nghỉ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật.
4. Kinh phí mua sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh do ngân sách nhà nước cấp.”
Trường giáo dưỡng sẽ có trách nhiệm đảm bảo chế độ học tập đối với học sinh trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật. Thời gian học sinh ở trường giáo dưỡng được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học thì việc học văn hoá là bắt buộc. Đối với học sinh khác thì tuỳ khả năng, điều kiện thực tế mà tổ chức cho họ học tập, lao động phù hợp.
Ngoài giờ học tập thì học sinh phải tham gia lao động do trường tổ chức. Khi đó Trường giáo dưỡng sẽ có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của học sinh để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất. Đồng thời, không bố trí những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.
Kinh phí hàng tháng cho mỗi học sinh mua sách vở, đồ dùng học tập do ngân sách nhà nước cấp được thực hiện theo quy định hiện hành đối với học sinh bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào trường giáo dưỡng.
Ngoài giờ học văn hóa, học nghề, lao động, học sinh được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác do trường tổ chức.
2.2. Đánh giá xếp loại học sinh trường giáo dưỡng
Căn cứ vào Điều 147, Luật Thi hành án Hình sư 2019 quy định về Kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi
“1. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi hoặc hình thức thi khác.
2. Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc học tập của học sinh phải theo mẫu thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chứng chỉ học văn hóa, học nghề do trường giáo dưỡng cấp cho học sinh có giá trị như chứng chỉ của cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.”
Theo quy định thì trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi (học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi…) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đồng thời sẽ chuẩn bị sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc học tập của học sinh phải theo mẫu thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hơn thế nữa, Học sinh đã chấp hành được một phần hai thời hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng và thực sự ăn năn hối lỗi, nhận rõ việc làm sai trái của bản thân, tích cực học tập, lao động, tu dưỡng và chấp hành tốt nội quy của trường thì Hiệu trưởng có thể đề nghị