Một số quy định về Ban chỉ huy quân sự cấp xã? Một số quy định về chỉ huy trưởng và chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã? Chế độ lương dành cho Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã?
Với vai trò quan trọng và là lực lượng tham mưu và trực tiếp tham gia bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân. Trong những năm qua, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trên các địa phương trong cả nước luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong công tác xây dựng lực lượng vững mạnh, toàn diện và công tác an sinh xã hội. Nhằm mục đích thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự – quốc phòng và luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu khi có tình huống xảy ra thì ban chỉ huy quân sự cấp xã cần phải luôn cố gắng, chú trọng thực hiện tốt công tác huấn luyện, diễn tập chiến đấu thường xuyên. Nhà nước ta cũng cần quan tâm đến việc đảm bảo chế độ cho các thành viên trong ban chỉ huy quân sự cấp xã. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về chế độ lương dành cho Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã.
Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.6568
1. Một số quy định về Ban chỉ huy quân sự cấp xã:
1.1. Thành phần của Ban chỉ huy quân sự cấp xã:
Theo Khoản 1 Điều 20
– Thứ nhất: Ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm có chỉ huy trưởng là Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã, sĩ quan dự bị; trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh được gọi vào phục vụ tại ngũ theo quy định của
– Thứ hai: Ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm có chính trị viên do Bí thư cấp ủy cấp xã đảm nhiệm.
– Thứ ba: Ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm có chính trị viên phó do Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã đảm nhiệm.
– Thứ tư: Ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm có phó Chỉ huy trưởng là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban chỉ huy quân sự cấp xã:
Ban chỉ huy quân sự cấp xã có các chức năng cơ bản sau đây:
– Ban chỉ huy quân sự cấp xã có nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ sở; đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ; tuyển chọn công dân nhập ngũ, quản lý lực lượng dự bị động viên theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Ban chỉ huy quân sự cấp xã có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác quốc phòng, quân sự ở cơ sở; kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và hoạt động của dân quân; kế hoạch xây dựng làng, xã chiến đấu; kế hoạch phòng thủ dân sự và tham gia xây dựng kế hoạch khác có liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ sở.
– Ban chỉ huy quân sự cấp xã có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên.
– Ban chỉ huy quân sự cấp xã có nhiệm vụ phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh cho lực lượng vũ trang và nhân dân; tổ chức lực lượng dân quân, dự bị động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
– Ban chỉ huy quân sự cấp xã có nhiệm vụ tổ chức huấn luyện, giáo dục chính trị, pháp luật cho dân quân; chỉ huy dân quân thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
– Ban chỉ huy quân sự cấp xã có nhiệm vụ tổ chức đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, trang bị của các đơn vị dân quân thuộc quyền theo quy định của pháp luật.
– Ban chỉ huy quân sự cấp xã có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
– Ban chỉ huy quân sự cấp xã có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác tổ chức và hoạt động của dân quân thuộc quyền.
Qua những phân tích ở trên và theo quy định của pháp luật, ta nhận thấy Ban chỉ huy quân sự cấp xã có những vai trò và nhiệm vụ quan trọng nhằm hướng đến mục đích chung nhất là đảm bảo an ninh của địa phương cũng như an toàn của người dân trên địa bàn nơi mình được giao chức vụ và quyền hạn.
2. Một số quy định về chỉ huy trưởng và chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã:
2.1. Tiêu chuẩn của chỉ huy trưởng và chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã:
Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2013//TTLT-BNV-BQP quy định về tiêu chuẩn chỉ huy trưởng và chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã có nội dung cơ bản như sau:
– Thứ nhất: chỉ huy trưởng và chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến 35 tuổi đối với người chưa qua đào tạo, không quá 45 tuổi đối với người đã có bằng trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên.
– Thứ hai: chỉ huy trưởng và chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã phải có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
– Thứ ba: chỉ huy trưởng và chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã phải là Đảng viên hoặc đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có đủ điều kiện phát triển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Thứ tư: chỉ huy trưởng và chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên.
– Cuối cùng, chỉ huy trưởng và chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã cần có đủ sức khỏe hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Qua đó, ta nhận thấy, các chủ thể chỉ cần có bằng trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên, thì đáp ứng được trình độ chuyên môn để làm chỉ huy phó. Tuy nhiên, chỉ huy trưởng là công chức cấp xã nên sẽ áp dụng theo một tiêu chuẩn cụ thể khác như sau: Theo Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định chỉ huy trưởng phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
– Yêu cầu về độ tuổi của chỉ huy trưởng: Đủ 18 tuổi trở lên.
– Yêu cầu về trình độ giáo dục phổ thông của chỉ huy trưởng: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
– Yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chỉ huy trưởng: Để làm chỉ huy trưởng các chủ thể phải tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Yêu cầu về trình độ tin học của chỉ huy trưởng: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.
Với những vai trò quan trọng mà Ban chỉ huy quân sự cấp xã mang lại thì tiêu chuẩn lựa chọn chỉ huy trưởng và chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã cũng được Nhà nước ta vô cùng quan tâm và đã ban hành các quy định cụ thể. Để trở thành chỉ huy trưởng và chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã các chủ thể phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ bản về độ tuổi, trình độ giáo dục, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn. Không những thế, các chủ thể còn phải là những Đảng viên ưu tú và phải có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt.
2.2. Số lượng chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã:
Theo quy định của pháp luật thì số lượng Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã có nội dung như sau:
– Đối với đơn vị hành chính cấp xã loại một, xã biên giới, ven biển, đảo được bố trí không quá hai Phó chỉ huy trưởng.
Căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định số lượng Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã trong số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định của pháp luật.
– Đối với đơn vị hành chính cấp xã không thuộc trường hợp quy định nêu trên thì bố trí một Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
– Đới với ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức bố trí một Phó chỉ huy trưởng.
Căn cứ vào các yêu cầu về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm không quá hai Phó Chỉ huy trưởng theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
3. Chế độ lương dành cho Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã:
Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã không nhận lương mà được nhận các khoản phụ cấp sau:
– Thứ nhất: Phụ cấp hàng tháng:
Mức phụ cấp hằng tháng của chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; cụ thể, chế độ phụ cấp với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố được thực hiện theo quy định tại Nghị định 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm y tế. Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả hỗ trợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn theo nội dung cụ thể như sau:
– Loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 16,0 lần mức lương cơ sở.
– Loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 13,7 lần mức lương cơ sở.
– Loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 11,4 lần mức lương cơ sở.
Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố.
Riêng đối với các thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở.
– Thứ hai: Phụ cấp chức vụ: 327.800 đồng/tháng
– Thứ ba: Chế độ phụ cấp thâm niên:
Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên hàng tháng với mức như sau:
+ Sau thời gian 05 năm công tác thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm sẽ được tính thêm 1%.
+ Đối với trường hợp có thời gian công tác ở các ngành nghề khác nếu được hưởng phụ cấp thâm niên thì được cộng nối thời gian đó với thời gian giữ các chức vụ chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cấp xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
– Thứ tư: Phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự:
Mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự được tính bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng bao gồm:
+ Thứ nhất: Phụ cấp hằng tháng.
+ Thứ hai: Phụ cấp chức vụ.
+ Thứ ba: Phụ cấp thâm niên.
Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự được tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm, và thực hiện cho đến khi có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ mười năm ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới mười năm ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của tháng đó.