Theo quy định về việc bảo vệ chế độ thai sản đối với người lao động đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi về chế độ nghỉ ngơi, thời giờ làm việc; quyền lợi về đảm bảo công việc thu nhập trong khoảng thời gian này. Cùng tìm hiểu qua bài viết chế độ của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi hiện nay bạn nhé
Mục lục bài viết
1. Chế độ của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi:
Nuôi con nhỏ là một trong nhữngthiên sứ cao cả của mỗi người mẹ do đó người mẹ cũng được nhà nước ưu đãi cho những chế độ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi riêng.
Dưới đây là là những quyền lợi mà lao động nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi cần biết:
– Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 37
– Căn cứ tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 người lao động Không được xử lý kỷ luật lao động đối với trường hợp người lao động nữ đang trong thời gian mang thai; người
– Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa đối với trường hợp đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
– Lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai thì người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn.
– Theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Trừ trường hợp Tòa án tuyên bố đã chết hoặc mất tích – tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động sẽ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 đối với trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ hiện mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết
– Căn cứ theo quy định tại khản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 Lao động nữ trong thời gian hành kinh sẽ được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
– Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Thời gian lao động nữ được hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc khi con dưới 03 tuổi (36 tháng).
– Nếu trường hợp viên chức nữ đến thời điểm chuyển đổi vị trí công việc định kỳ tại Điều 37 Nghị định 59/2019/NĐ-CP thì tại khoản 4 Điều 38 Nghị định 59/2019/NĐ-CP cũng đã quy định đối với trường hợp Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì sẽ không phải thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác.
– Theo quy định tại khoản 7 Điều 36 Luật Viên chức 2010 người lao động sẽ không thực hiện biệt phái Viên chức nữ hiện đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
– Tại khoản 3 Điều 29 Luật Viên chức 2010 thì viên chức nữ được xác định đang trong thời gian nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức nữ trong trường hợp này. Trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.
2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con:
Căn cứ theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:
* Đối với lao động nữ khi sinh con:
– Lao động nữ khi sinh con là người đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Đối với lao động nữ khi sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai thì phải nghỉ việc để dưỡng thai theo như chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Đối với lao động nữ sinh con đủ điều kiện quy định mà chấm dứt về hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì sẽ vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
* Đối với lao động nam thì đảm bảo điều kiện là phải đang đóng BHXH và có vợ sinh con.
3. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể về lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con như sau:
Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con muốn trở lại làm việc được quy định như sau:
– Lao động nữ đã có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Sau khi đã được nghỉ để hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
+ Phải báo trước cho người sử dụng lao động và phải được người sử dụng lao động đồng ý.
+ Ngoài tiền lương của những ngày làm việc theo quy định về chế độ lương, thì lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.
Như vậy, dựa vào căn cứ vừa nêu trên trường hợp lao động nữ muốn đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Sau khi đã được nghỉ để hưởng chế độ được xác định ít nhất được 04 tháng;
– Phải báo trước cho người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động đồng ý.
4. Thời hạn giải quyết chế độ dưỡng sức sau khi sinh là bao lâu?
Căn cứ dựa theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy trình về việc giải quyết đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm giải quyết và chi trả chế độ bảo hiểm, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
– Thời hạn thực hiện việc giải quyết và chi trả
+ Đối với trường hợp đơn vị sử dụng lao động đề nghị: Thời gian để được quy định được xác định tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
+ Đối với trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Thì thời gian được quy định được xác định tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Như vậy, căn cứ theo quy định vừa nêu trên thì thời hạn giải quyết chế độ dưỡng sức sau khi sinh quy định như sau:
– Nếu trường hợp là đơn vị sử dụng lao động đề nghị: Thì thời gian được xác định tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
– Nếu trường hợp là người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội: Thì thời gian được xác định tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Luật Viên chức 2010;
– Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bổ sung 2019;
– Nghị định 59/2019/NĐ-CP
– Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ bhxh, chi trả các chế độ BHXH, BHTN.