Khái quát chung về cảnh sát biển? Vị trí, chức năng của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam? Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam?
Các cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam chính là lực lượng vũ trang chuyên trách của quốc gia có bờ biển và sẽ có trách nhiệm thực hiện các chức năng quan trọng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Với vai trò quan trọng như thế thì pháp luật nước ta cũng quy định cụ thể về chế độ, chính sách với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam. Dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định pháp luật về chế độ, chính sách với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về cảnh sát biển:
Các cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam chính là lực lượng vũ trang chuyên trách của quốc gia có bờ biển thực hiện chức năng quản lí về an ninh, trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của quốc gia có biển trên các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia đó phù hợp với luật lệ quốc tế về biển.
Thực chất, ta hiểu lực lượng cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lí về an ninh, trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan do Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc gia nhập trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và sự thống nhất quản lí nhà nước của Chính phủ do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lí.
Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam hoạt động từ đường cơ sở ra đến ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Khi có yêu cầu, lực lượng cảnh sát biển sẽ cần phải có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng, công an nhân dân, các lực lượng hải quan, giao thông vận tải, thuỷ sản, dầu khí và các lực lượng khác để thực hiện nhiệm vụ trong vùng nội thuỷ và các cảng biển Việt Nam.
Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập để bảo vệ chủ quyền, tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi vận chuyển trái phép người và vận chuyển mua bán trái phép hàng hoá, vũ khí, chất nổ, chất ma tuý và các chất kích thích; chống các hành vi buôn lậu, cướp biển và các hành vi vì phạm pháp luật khác trong vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam.
Trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập để nhằm mục đích có thể bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn ngừa và đấu tranh chống các hành vi cướp biển, vận chuyển nô lệ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý và các chất kích thích.
2. Vị trí, chức năng của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam:
Các cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm các chủ thể sau đây: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức thuộc biên chế Cảnh sát biển Việt Nam.
Theo quy định pháp luật thì Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng sau:
– Theo quy định pháp luật thì Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển;
– Theo quy định pháp luật thì Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam;
– Theo quy định pháp luật thì Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền.
Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trong phạm vi sau đây:
– Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trong vùng biển Việt Nam để nhằm mục đích có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này.
– Trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam; khi hoạt động phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
Thực hiện chủ trương xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam tiến thẳng lên hiện đại, trong những năm gần đây, các đơn vị Cảnh sát biển đã được quan tâm đầu tư, có bước phát triển tương đối toàn diện về lực lượng, trang bị, phương tiện, nâng cao một bước năng lực thực thi nhiệm vụ được giao.
Với tâm thế của một lực lượng anh hùng và truyền thống có ý chí kiên quyết dũng cảm, khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng, giữ nghiêm pháp luật, mỗi cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển đã, đang và sẽ tiếp tục đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực cố gắng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã tin tưởng giao phó.
3. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam:
Theo Nghị định 61/2019/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam như sau:
“Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được hưởng lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chế độ trợ cấp; được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh, phụ cấp công tác lâu năm ở trên tàu, biển, đảo, phụ cấp ngày đi biển, phụ cấp đặc thù đi biển phù hợp với khu vực địa bàn vùng biển, đảo công tác, yêu cầu nhiệm vụ và chế độ, chính sách khác như cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện, môi trường làm việc, khu vực địa bàn, biển đảo công tác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, ta nhận thấy, Chính phủ ban hành Nghị định 61/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Cảnh sát biển 2018, trong đó quy định rõ chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam.
Cụ thể, ngoài việc các cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được hưởng lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chế độ trợ cấp, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam còn được hưởng chế độ phụ cấp sau đây:
– Phụ cấp thâm niên vượt khung;
– Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo;
– Phụ cấp khu vực;
– Phụ cấp đặc biệt;
– Phụ cấp thu hút;
– Phụ cấp lưu động;
– Phụ cấp độc hại nguy hiểm;
– Phụ cấp thâm niên nghề;
– Phụ cấp trách nhiệm theo nghề;
– Phụ cấp trách nhiệm công việc;
– Phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh;
– Phụ cấp công tác lâu năm ở trên tàu, biển, đảo, phụ cấp ngày đi biển;
– Phụ cấp đặc thù đi biển phù hợp với khu vực địa bàn vùng biển, đảo công tác, yêu cầu nhiệm vụ.
Cùng với đó là các chế độ, chính sách khác như cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện, môi trường làm việc, khu vực địa bàn, biển đảo công tác theo quy định của pháp luật.
Hiện hành, Nghị định 86/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi bao gồm: Chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo và chế độ phụ cấp đặc thù đi biển thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn của lực lượng Cảnh sát biển.
Nghị định 61/2019/NĐ-CP được ban hành và chính thức có hiệu lực thia hành từ ngày 28/8/2019 và thay thế các Nghị định 86/2009/NĐ-CP; 96/2013/NĐ-CP; 13/2015/NĐ-CP và 66/2010/NĐ-CP.
Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam còn có nhiệm vụ thực hiện sự hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình để nhằm mục đích từ đó góp phần vào việc giữ gìn an ninh trật tự, hoà bình và ổn định trên các vùng biển trong khu vực và quốc tế; thu thập, xử lí kịp thời và
Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ có quyền kiểm tra, kiểm soát khi phát hiện chủ thể là người và phương tiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xử lí vi phạm trong phạm vi thẩm quyền của mình, có quyền cưỡng chế, thực hiện quyền truy đuổi hoặc các quyền hợp pháp khác trong trường hợp người và phương tiện vi phạm pháp luật không chịu tuân theo hiệu lệnh, chống đối hoặc bỏ chạy; được quyền huy động người, phương tiện của tổ chức, cá nhân Việt Nam trong tình thế cấp thiết để đuổi bắt người và phương tiện phạm pháp, nổ súng trong các trường hợp pháp luật cho phép.
Với truyền thống kiên quyết, dũng cảm, khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng, giữ nghiêm pháp luật thì mỗi bước đi của Cảnh sát biển Việt Nam đều gắn liền với nhiệm vụ cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, Cảnh sát biển Việt Nam cho đến nay vẫn luôn được Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; được cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể xã hội, Nhân dân cả nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài cũng như dư luận quốc tế tiến bộ, chuộng hòa bình quan tâm, ủng hộ.