Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trong quá trình hoạt động phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động của mình trong đó phải kể đến là thực hiện báo cáo doanh nghiệp. Vậy, chế độ báo cáo của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có bắt buộc phải thực hiện chế độ báo cáo?
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thành lập và trong quá trình hoạt động phải thực hiện các nghĩa vụ đã được các pháp luật liên quan đến kinh doanh bảo hiểm quy định. Căn cứ theo khoản 5 Điều 138 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 thì chế độ báo cáo đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt buộc phải được thực hiện. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ tài chính đối với các báo cáo như sau:
+ Thứ nhất, có trách nhiệm tiến hành việc báo cáo tài chính;
+ Thứ hai, tiến hành báo cáo các hoạt động nghiệp vụ định kỳ báo cáo đột xuất cung cấp các thông tin số liệu khác.
– Doanh nghiệp với vai trò là môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được phép chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài thực hiện theo quy định của Điều 107 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022;
– Đối với trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện quản trị tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 108 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022;
– Theo quy định thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khi thực hiện công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp tại hiện rõ các thông tin về báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, cùng với đó là những thay đổi phải được Bộ Tài chính chấp thuận đã được quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật này và những thông tin quy định tại điểm a,b, e khoản 1 Điều 120 của Luật này.
Như vậy doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ báo cáo doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu có hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt theo đúng quy định.
2. Xử phạt doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thực hiện việc nộp báo cáo:
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có trách nhiệm tiến hành báo cáo tài chính cũng như báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ và các loại báo cáo đột xuất cung cấp thông tin số liệu khác nếu nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Nếu doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có hành vi vi phạm không nộp báo cáo theo quy định thì sẽ bị xử phạt với mức quy định tại khoản 3 Điều 32
– Đối với hành vi vi phạm liên quan đến báo cáo như nộp báo cáo không đúng thời gian theo đúng quy định của pháp luật đã đề ra; hoặc thực hiện việc nộp báo cáo không đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật sẽ bị áp dụng mức phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm trên;
– Mức phạt tiền từ 10 triệu đồng là 20 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với các thông tin số liệu trong báo cáo không thể hiện một cách đầy đủ chính xác theo đúng quy định pháp luật;
– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thực hiện việc nộp báo cáo theo quy định của pháp luật sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 3
+ Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số cá nhân sẽ bị áp dụng mức phạt tiền và mức phạt tiền đối với hành vi vi trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm kinh doanh xổ số nêu trong văn bản pháp luật này; trừ trường hợp quy định tại Điều 13, khoản 4 Điều 18, Điều 21, điểm b khoản 1 Điều 21a, Điều 22, khoản 3, khoản 4 Điều 24, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 25a, Điều 32a, Điều 34, khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 36, khoản 2 Điều 40, khoản 2 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, khoản 3 Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50 và khoản 2 Điều 51 của Nghị định này sẽ được sử dụng để xử phạt đối với tổ chức.
+ Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm.
Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.
Với quy định, thì doanh nghiệp không tuân thủ việc nộp báo cáo theo quy định của pháp luật thì có thể bị áp dụng mức xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm công khai báo cáo tài chính như thế nào?
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm để thực hiện hoạt động công khai báo cáo tài chính cần thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Thông tư 50/2017/TT-BTC được sửa đổi bởi Thông tư 14/2022/TT-BTC. Theo đó, hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện công bố công khai thông tin theo quy định tại Điều 82
– Hoạt động công bố công khai thông tin tài chính trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm toàn bộ nội dung báo cáo tài chính thì những thông tin này phải đã được kiểm toán của doanh nghiệp, chi nhánh. Cùng với đó phải gửi kèm theo ý kiến của tổ chức kiểm toán độc lập;
– Việc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện công bố công khai thì phải thực hiện trên báo ra hàng ngày trong 03 số báo liên tiếp. trong báo cáo tài chính này phải chứa đựng các thông tin bao gồm: Báo cáo thường niên được thực hiện theo Mẫu số 1-CBTT và hoàn tất báo cáo tài chính tóm tắt được thực hiện theo Mẫu số 2-CBTT. Khi công bố công khai phải kèm theo ý kiến của tổ chức kiểm toán độc lập;
– Bên cạnh đó, ngoài các hình thức công khai theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể tự quyết định việc công bố công khai thông tin dưới hình thức phát hành ấn phẩm; Có trách nhiệm trong việc thông báo bằng văn bản gửi tới các cơ quan quản lý nhà nước; tiến hành họp báo; thực hiện trên đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương;
– Theo quy định thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm công khai thông tin quy định tại điểm a và điểm b khoản này sẽ hoàn tất việc này trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Còn đối với trường hợp công bố công khai các thông tin quy định tại điểm b khoản này thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày công bố công khai các thông tin doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tiến hành gửi bản chính hoặc bản sao các thông tin đã công bố công khai đến Bộ Tài chính;
– Nghĩa vụ công khai báo cáo tài chính được tuân thủ theo quy định phải công khai kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật. Trường hợp thay đổi nội dung thông tin đã công bố thì phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại các điểm a, điểm b và điểm d khoản này kèm theo lý do giải thích;
– Công ty đại chúng thực hiện việc công bố thông tin theo quy định pháp luật về chứng khoán và quy định tại Thông tư này.
Như vậy, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ phải có trách nhiệm công khai báo cáo tài chính đã qua kiểm toán hằng năm. Để hoàn tất việc công khai báo cáo tài chính thì cần thực hiện trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp bảo hiểm và công báo công khai báo cáo tài chính trên báo.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022;
– Nghị định số 48/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Thông tư số 14/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành