Chế độ ăn mặc, ở và chế độ chăm sóc y tế với học sinh trường giáo dưỡng là gì? Ý nghĩa của việc áp dụng chế độ ăn mặc, ở và chế độ chăm sóc y tế với học sinh trường giáo dưỡng? Quy định chế độ ăn mặc, ở và chế độ chăm sóc y tế với học sinh trường giáo dưỡng?
Trường giáo dưỡng được coi là môi trường học tập đặc biệt mà ở đó đối tượng tham gia học tập, rèn luyện là những người dưới 18 tuổi được đưa vào trường giáo dưỡng để giáo dục theo bản án quyết định của
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật thi hành hình sự 2019
+ Nghị định 133/2020/NĐ-CP
1. Chế độ ăn mặc, ở và chế độ chăm sóc y tế với học sinh trường giáo dưỡng là gì?
– Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng để giáo dục theo bản án, quyết định của
– Học sinh học trong trường giáo dưỡng phải thực hiện nghiêm túc, tuân thủ những quy định về nội quy trong trường giáo dưỡng đã đề ra.
– Chế độ ăn mặc, ở và chế độ chăm sóc y tế với học sinh trường giáo dưỡng là việc học sinh trường giáo dưỡng được hưởng những chế độ ăn mặc, ở, chế độ chăm sóc y tế tại trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật.
2. Ý nghĩa của việc áp dụng chế độ ăn mặc, ở và chế độ chăm sóc y tế với học sinh trường giáo dưỡng
Cũng như những học sinh khác vẫn đang trong độ tuổi được học tập, vui chơi, giải trí, được yêu thương chăm sóc thì học sinh trường giáo dưỡng cũng vậy, tại trường giáo dưỡng thì học sinh nơi đây cũng được hưởng chế độ như: chế độ ăn mặc, ở, chế độ chăm sóc y tế, chế độ học tập, lao động, vui chơi giải trí…. dưới sự hướng dẫn của người quản lý trường giáo dưỡng. Điều này nhằm cho học sinh trường giáo dưỡng vẫn được hưởng những chế độ, nhu cầu thiết yếu nhất để được phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc quy định chế độ ăn mặc, ở và chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng được thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách và hướng dẫn của Nhà nước và học sinh trường giáo dưỡng phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ những nội quy mà nhà trường đã đề ra.
3. Quy định chế độ ăn mặc, ở và chế độ chăm sóc y tế với học sinh trường giáo dưỡng
Chế độ ăn, mặc của học sinh trường giáo dưỡng
– Chế độ ăn, mặc của học sinh trường giáo dưỡng được quy định tại Điều 28 Nghị định 133/2020/NĐ- CP, theo đó mỗi học sinh trường giáo dưỡng đều phải được đáp ứng đầy đủ những điều kiện về chế độ ăn, mặc- đó là những nhu cầu thiết yếu, cơ bản mà bất kỳ ai cũng phải có được. Đối với học sinh trường giáo dưỡng thì mỗi tháng sẽ được đảm bảo những tiêu chuẩn về chế độ ăn, dinh dưỡng như sau:
+ 17 kg gạo tẻ;
+ 1,2 kg thịt lợn;
+ 1,2 kg cá;
+ 0,5 kg đường;
+ 0,75 lít nước mắm;
+ 0,1 kg bột ngọt;
+ 0,5 kg muối;
+ 15 kg rau xanh;
+ 0,2 lít dầu ăn;
+ Gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ;
+ Chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.
-Trong các ngày lễ, tết thì chế độ ăn của học sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật và khoản 1 Điều 149 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
– Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế để đảm bảo học sinh ăn hết tiêu chuẩn ăn. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định chế độ ăn đối với học sinh ốm đau, bệnh tật trên cơ sở đề xuất của cán bộ y tế nhưng tổng định lượng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
– Chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt của mỗi học sinh trong một năm được cấp như sau:
+ 02 bộ quần áo dài;
+ 01 bộ quần áo dài đồng phục;
+ 02 bộ quần áo lót;
+ 02 đôi dép nhựa;
+ 01 áo mưa nilông;
+ 01 mũ cứng;
+ 01 mũ vải;
+ 03 khăn mặt;
+ 03 bàn chải đánh răng;
+ 02 chiếu cá nhân;
+ 800 g kem đánh răng;
+ 3,6 kg xà phòng;
+ 800 ml dầu gội đầu.
+ Học sinh vào trường giáo dưỡng được cấp 01 màn, 01 chăn sợi. Từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, mỗi học sinh được cấp thêm 01 áo ấm, 02 đôi tất và 01 mũ len, 01 chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg dùng trong 02 năm. Đối với học sinh phải chấp hành từ 12 tháng trở lên thì được cấp 02 lần (trừ chăn bông).
+ Học sinh được mang vào trường giáo dưỡng những đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Công an. Học sinh nữ được cấp đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân tương đương 03 kg gạo tẻ/học sinh/tháng.
Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng được quy định tại Điều 29 Nghị định 133/2020/NĐ- CP
– Ngoài những chế độ ăn, mặc, được học tập và hoạt động, vui chơi giải trí trong trường giáo dưỡng thì những học sinh trong trường giáo dưỡng cũng được hưởng những chế độ chăm sóc y tế. Nhằm bảo đảm cho học sinh trường giáo dưỡng được phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần, được sống, làm việc và học tập trong môi trường có những điều kiện cần và đủ để phát triển một cách toàn diện.
– Theo đó, học sinh khi đến trường giáo dưỡng được y tế của trường giáo dưỡng tổ chức khám, lập phiếu theo dõi sức khỏe. Trong thời gian học sinh chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng thì trường giáo dưỡng căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị tổ chức khám sức khỏe tổng quát cho học sinh, định kỳ ít nhất 06 tháng/lần để đảm bảo về sức khỏe cho học sinh.
Trong các lần khám sức khỏe thì học sinh của trường sẽ được khám cụ thể như sau: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, kiểm tra các thông số về nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa.
– Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho học sinh được thanh toán theo khung giá quy định của Bộ Y tế.
– Trường giáo dưỡng thường xuyên có biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thực hiện các biện pháp cai nghiện ma túy, phòng chống lây nhiễm, điều trị HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm cho học sinh.
– Nếu trong trường hợp học sinh bị ốm nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá nhà trường thì được chuyển đến cơ sở y tế cấp huyện, cấp tỉnh nơi có trường giáo dưỡng để điều trị.
– Trong khoảng thời hạn 07 ngày kể từ ngày đưa học sinh đến tuyến trên để điều trị thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo cáo Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và
– Trong thời gian điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa mà học sinh hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải cấp giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
– Các chi phí khám bệnh của học sinh trường giáo dưỡng do nhà nước trợ cấp theo quy định của pháp luật hoặc có thể do thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của học sinh tự chi trả kinh phí điều trị nếu có nguyện vọng.
Bên cạnh những chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế thì học sinh trường giáo dưỡng còn được hưởng chế độ ở và đồ dùng sinh hoạt, theo đó:
– Học sinh được bố trí giường hoặc sàn nằm có chiếu trải và được phép sử dụng đồ dùng sinh hoạt cá nhân của mình, trừ những đồ vật bị cấm sử dụng trong trường giáo dưỡng. Đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của học sinh được trường cho mượn hoặc cấp.
Chi phí tổ chức thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được quy định như sau:
– Chi phí tổ chức thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng do ngân sách nhà nước cấp. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an có trách nhiệm xây dựng dự toán ngân sách hằng năm chi cho việc thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan mình để Bộ Công an gửi Bộ Tài chính xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
– Trường giáo dưỡng được tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất của Ủy ban nhân dân địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, cá nhân và tổ chức nước ngoài để tổ chức dạy văn hóa, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề, mua sắm đồ dùng học tập và sinh hoạt cho học sinh.
Như vậy, học sinh trường giáo dưỡng vẫn được hưởng chế độ theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo cho những học sinh vẫn được phát triển đầy đủ về thể chất lẫn tinh thần, được học tập và rèn luyện trong một môi trường có đầy đủ các điều kiện. Trường giáo dưỡng được tổ chức và xây dựng kế hoạch học tập, làm việc, chế độ ăn mặc, ở và chế độ chăm sóc y tế … theo quy định của pháp luật.