Hiện nay không những ở Việt Nam mà khắp các quốc gia trên thế giới đều đang hướng tới sự phát triển bền vững có nghĩa là phát triển kinh tế đi đôi với vấn đề bảo vệ mội trường. Chúng ta cần hiểu Chất thải rắn thương mại, dịch vụ là gì? Thành phần và phân loại của chất thải rắn thương mại, dịch vụ.
Mục lục bài viết
1. Chất thải rắn thương mại, dịch vụ là gì?
Chất thải rắn thương mại, dịch vụ là chúng ta có thể hiểu đây là tất cả các loại đồ vật bị thải bỏ trong quá trình tiến hành các hoạt động trao đổi, mua bán và sử dụng các loại hàng hóa, các loại hình dịch vụ khác nhau. Các loại đồ vật này bị thải bỏ bởi nhiều lí do khác nhau và không đạt chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, bị hỏng cụ thể như do quá hạn sử dụng, va chạm cơ học, không còn cần thiết đối với người sử dụng nó hoặc cũng có thể là những phần thừa sau khi sử dụng các loại hàng hoá, dịch vụ…
2. Thành phần chất thải rắn thướng mại:
Chất thải thương mại, dịch vụ bao gồm nhiều chủng loại khác nhau: thành phần nguy hại, không nguy hại, thành phần có thể tái sử dụng, tái chế và những thành phần không thể tái chế. Chúng phụ thuộc trực tiếp vào loại hình kinh doanh, buôn bán làm phát sinh ra chúng.
3. Phân loại chất thải rắn thương mại:
Việc phân loại chất thải rắn thương mại, dịch vụ được thực hiện theo nguồn gốc phát sinh, tính chất nguy hại, khả năng phân huỷ sinh học, mục đích sử dụng ban đầu.
3.1. Theo nguồn gốc phát sinh:
+ Phát sinh từ các cửa hàng thực phẩm, các chợ ngoài trời: rau quả, thịt, lông, nội tạng…
+ Phát sinh từ các cửa hàng bách hoá tổng hợp, từ các siêu thị: chủ yếu gồm các bao bì, các hộp đóng gói bằng giấy, bìa các tông hoặc nhựa…
+ Phát sinh từ các cửa hàng dịch vụ sửa chữa: các loại hình dịch vụ và sửa chữa như sửa chữa, bảo hành ô tô xe máy…
+ Phát sinh từ các loại hình dịch vụ khác: Buôn bán vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, dịch vụ đám cưới, tang lễ…
3.2. Phân loại theo khả năng phân hủy sinh học:
+ Chất thải có khả năng phân hủy sinh học: Các loại thực phẩm hỏng, thực phẩm thừa sau chế biến, các loại hàng thực phẩm giả như đồ uống, thức ăn nhanh, hàng đông lạnh, các loại rau cỏ, vỏ, lõi trái cây bị loai bỏ.
+ Chất thải khó phân huỷ sinh học: Có thể nói thành phần khó phân huỷ sinh học chiếm tỉ lệ rất lớn trong chất thải rắn thương mại, dịch vụ, đó là các loại chất thải như: các vỏ nhựa, các linh kiện điện tử, các phụ tùng cơ khí ô tô, xe máy, thuỷ tinh, hoá chất quá hạn.
4. Nguyên tắc chung về quản lý chất thải rắn:
Căn cứ theo quy định tại điều 4. Nguyên tắc chung về quản lý chất thải Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
” 1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tăng cường áp dụng các biện pháp về tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; sử dụng tài nguyên, năng lượng tái tạo và sản phẩm, nguyên liệu, năng lượng sạch thân thiện với môi trường; sản xuất sạch hơn; kiểm toán môi trường đối với chất thải và các biện pháp khác để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phân loại chất thải tại nguồn nhằm mục đích tăng cường tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng.
3. Việc đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải phải tuân thủ theo quy định pháp luật về xây dựng và pháp luật bảo vệ môi trường có liên quan.
4. Nước thải phải được thu gom, xử lý, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng-phù hợp để tái sử dụng hoặc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường.
5. Khí thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tại cơ sở phát sinh trước khi thải ra môi trường.
6. Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải.
7. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải có trách nhiệm nộp phí, giá dịch vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.
8. Khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý chất thải thân thiện với môi trường. Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải phải tuân theo quy định của pháp luật.”
Như vậy căn cứ dựa trên quy định này chúng ta có thể thấy chất thải rắn nói chung và chất thải rắn trong thương mại dịch vụ nói riêng được pháp luật quy định cụ thể, khi xử lý chất thải rắn cần thực hiện quá trình phân loại, như đã biết thì chất thải chính là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác, chất thải còn được gọi là rác Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng. Mục đích của phân loại đó lad để phân ra loại nào có thể sử dung để tái chế.
Bên cạnh đó việc quản lý chất thải phải đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật về xây dựng cơ sở xử lý chất thải, hiện nay có 5 tiêu chí chính, 5 tiêu chí phụ lựa chọn nhà đầu tư quản lý, xử lý rác thải, đáng chú ý có những tiêu chí cao để việc áp dụng công nghệ hiện đại đạt hiệu quả cụ thể như phải có năng lực về tài chính, kinh nghiệm xử lý rác thải; có công nghệ đốt phát điện tiên tiến hiệu quả và đã có nhà máy xây dựng ở Việt Nam hay trên thế giới có hiệu quả…
Như vậy theo quy định này chúng ta thấy vai trò của việc quản lý chất thải rắn đó là tiến hành thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra các vật liệu chất thải. Quản lý chất thải thường liên quan đến những vật chất do hoạt động của con người sản xuất ra, đồng thời đóng vai trò giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay tính mỹ quan. Quản lý chất thải cũng góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải. Quản lý chất thải có thể bao gồm chất rắn, chất lỏng, chất khí, chất phóng xạ, mỗi loại được quản lý bằng những phương pháp và lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Quản lí chất thải rắn là tên gọi chung cho tất cả quá trình, hoạt động hay chương trình nhằm mục đích giảm sự ô nhiễm do chất thải rắn gây ra.
Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng việc quản lý chất thải rắn là một cơ hội để phục hồi, sử dụng lại và tái chế mà nhờ đó có thể tiết kiệm được nguyên liệu, tiền bạc và năng lượng và có thể tạo ra được môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh và sức khỏe người lao động, kiểm soát và giới hạn được nguồn lực phải bỏ ra để xử lý rác thải và kiểm soát được việc phát sinh chất thải của doanh nghiệp qua đó có thể giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Quản lý chất thải rắn trực tiếp cho thấy khả năng kinh tế cũng như sự tuân thủ pháp luật và xã hội của tổ chức. Nó cũng mang lại lợi ích về sức khỏe và sự an toàn cho công nhân.
Không những mang lại các ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại chất thải rắn tại nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Khi giảm được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm. Theo đó các tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như là việc giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt.. Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí của bãi chôn lấp. Ở các bãi chôn lấp, các khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính gồm CH4, CO2, NH3.
Đặc biệt nếu chúng ta biết cách thực hiện loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường hiện nay. Để công tác phân loại này đạt được hiệu quả như mong đợi, các ngành các cấp phải triệt để thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng về phân loại chất thải rắn này.