Thực hiện theo quan điểm của Đảng và nhà nước ta “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” các bộ ban ngành đã ngày làm tốt hơn về chất lượng giáo dục của Việt Nam ta. Vậy chất lượng giáo dục là gì? Mô hình quản lý chất lượng giáo dục?
Mục lục bài viết
1. Chất lượng giáo dục là gì?
Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trung học phổ thông có nhiều cấp học quy định như sau:
Chất lượng giáo dục trường trung học là sự đáp ứng mục tiêu của trường trung học, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của
Theo quy định trên thì ta có thể hiểu rằng chất lượng giáo dục chính là sự đáp ứng và đảm bảo được các yêu cầu về giáo dục của mỗi một trường học khác nhau sao cho phải đảm bảo được yêu cầu của quy định pháp luật về giáo dục cũng như sự phát triển của toàn xã hội. Chất lượng giáo dục sẽ có một quy trình kiểm định về chất lượng giáo dục và quy trình công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với những trường trung học và được thực hiện theo các bước như sau: bước tự đánh giá đến bước đánh giá ngoài và cuối cùng là công nhận các trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
2. Vai trò của chất lượng giáo dục:
Hầu hết các quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam ta có điểm chung đó chính là đều chú trọng và coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng rất là coi trọng sự phát triển của nền giáo dục và Việt Nam ta đang từng bước củng cố, xây dựng nền giáo dục sao cho thực sự là vững mạnh và chất lượng ngày càng tốt hơn. Vì sao phải phát triển chất lượng giáo dục? Đó là vì giáo dục đào tạo đóng một vai trò rất quan trọng và nó là nhân tố, là chìa khóa và là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn. Chất lượng giáo dục có ý nghĩa tiên quyết và có tầm quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục con người của Việt Nam.
Giáo dục có chất lượng tốt sẽ đảm bảo cho các cơ sở giáo dục đào thu hút được các học sinh, đảm bảo được sự phát triển bền vững và đạt được tốc độ phát triển theo nhu cầu phát triển của kinh tế – xã hội. Chất lượng giáo dục tốt thì sẽ giữ được “phong độ” giáo dục, tạo niềm tin cho học sinh, phụ huynh và dần trở thành những cơ sở giáo dục hàng đầu, còn nếu như chất lượng giáo dục không tốt thì có khả năng sẽ phải hạ thấp yêu cầu giáo dục và từ đó sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục.
Chất lượng giáo dục không chỉ nói đến chất lượng về giảng dạy, chất lượng về cơ sở vật chất kĩ thuật để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của học sinh mà còn là thái độ ứng xử hay sự thân thiện, quan tâm và tận tâm của các cán bộ quản lý, giáo viên hay công nhân viên nhà trường với học sinh.
Chất lượng giáo dục sẽ là tiêu chuẩn để đánh giá và giúp những nhà quản lý giáo dục nhìn được tổng quan toàn bộ hoạt động của nhà trường một cách có hệ thống và từ đó điều chỉnh được hoạt động giáo dục của nhà trường theo một chuẩn mực nhất định.
3. Mục đích của kiểm định chất lượng giáo dục:
Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích sau:
– Xác định những trường trung học mà đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn;
– Lập ra kế hoạch nhằm cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng những hoạt động của nhà trường;
–
– Để các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đánh giá, công nhận hoặc không công nhận những trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
4. Mô hình quản lý chất lượng giáo dục:
Đảm bảo chất lượng giáo dục được xem như là một hệ thống quản lý, có nghĩa là được đặt vào tay những người có trách nhiệm bên trong một cơ sở giáo dục. Vậy mô hình quản lý chất lượng giáo dục bao gồm những mô hình quản lý sau:
– Mô hình BS 5750/ ISO 9000
Bản chất của mô hình BS 5750 / ISO 9000 chính là một hệ thống những văn bản được quy định tiêu chuẩn và quy trình chi tiết, nghiêm ngặt ở mỗi giai đoạn của chính quá trình sản xuất nhằm đảm bảo mọi sản phẩm hay dịch vụ phải phù hợp với từng mẫu mã, từng quy cách, các thông số kỹ thuật quy định trước đó với mục đích là tạo một đầu ra “phù hợp với mục đích”. BS 5750/ ISO 9000 đã đưa ra một kỷ luật nghiêm ngặt đối với những người sử dụng, đồng thời nó đòi hỏi sự đầu tư về các vấn đề nhân lực, tài lực và thời gian. Phải nắm được các yêu cầu đặt ra và phải tuân thủ các quy trình một cách nghiêm túc. BS5750/ ISO 9000 còn xa lạ với các cơ sở giáo dục tại Việt Nam. Do nó có nguồn gốc từ lĩnh vực sản xuất hàng hoá mà vì thế ngôn ngữ dùng trong bộ tiêu chuẩn này không phù hợp.
– Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management – TQM)
Cũng giống như một hệ thống đảm bảo chất lượng, quản lý chất lượng tổng thể tập trung vào năm lĩnh vực: sứ mạng và chú trọng đến khách hàng; những cách tiếp cận các hoạt động mà có hệ thống; việc phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực; những tư tưởng dài hạn và sự phục vụ hết mực (Sherr & Lozier, 1991; Lewis & Smith, 1994). Theo Sherr và Lozier, có tổng năm thành phần chính làm ảnh hưởng đến việc cải tiến chất lượng tại các cơ sở giáo dục đó chính là: sự trung thực, sự chia sẻ quan điểm, sự kiên nhẫn, hết lòng làm việc, và lý thuyết TQM. Và trong tổng năm thành tố trên thì chỉ có cái cuối cùng (lý thuyết TQM) là có thể dạy và học được.
Mô hình Quản lý chất lượng tổng thể chính là một mô hình cũng có xuất xứ từ thương mại và công nghiệp nhưng nó lại phù hợp hơn với giáo dục. Đặc trưng của mô hình Quản lý chất lượng tổng thể đó là ở chỗ nó không áp đặt một hệ thống cứng nhắc nào đó cho bất kỳ cơ sở giáo dục nào, nó tạo ra một nền “Văn hoá chất lượng” bao trùm lên toàn bộ quá trình đào tạo. Triết lý của Quản lý chất lượng tổng thể đó là tất cả mọi người dù bất kỳ ở cương vị nào hay vào bất kỳ thời điểm nào thì cũng đều là người quản lý chất lượng của mỗi phần việc mà mình được giao và sẽ hoàn thành nó một cách tốt nhất, với mục đích tối cao là thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Triết lý quan trọng nhất của Quản lý chất lượng tổng thể đó là cải tiến không ngừng và nó có thể đạt được là do quần chúng và thông qua quần chúng. Sự cải tiến liên tục này sẽ được thể hiện trong các kế hoạch chiến lược của các cơ sở giáo dục bằng các chu kỳ cải tiến hay nâng cao dần theo vòng xoáy trôn ốc từ lợi ích trước mắt cho đến lợi ích lâu dài, từ một trình độ mới xuất phát ở một thời điểm nhất định và vươn không ngừng tới các trình độ cao hơn.
Quản lý chất lượng tổng thể sẽ được thực hiện bằng một loạt các dự án có quy mô nhỏ và mức độ tăng dần. Về tổng thể, quản lý chất lượng tổng thể có một quy mô rộng, nó bao quát toàn bộ các hoạt động của cơ sở giáo dục, song việc thực hiện những nhiệm vụ đó trên thực tế lại có quy mô hẹp, khả thi, thiết thực và có mức độ tăng dần. Chính sự can thiệp mạnh không phải là kế sách tốt để tạo ra sự chuyển biến lớn trong quản lý chất lượng tổng thể. Những dự án đồ sộ nhiều khi lại không phải là con đường tốt nhất vì thiếu kinh phí, và nếu có thất bại sẽ dẫn tới sự thờ ơ hay bất bình. Những dự án nhỏ sẽ dễ thành công và tạo ra được sự tự tin và làm cơ sở cho các dự án sau lớn hơn.
Trong một hệ thống tổ chức của cơ sở giáo dục vai trò của những cán bộ quản lý cấp trường là phải hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ giáo chức hay sinh viên chứ không phải chỉ là lãnh đạo kiểm tra họ. Trong quản lý chất lượng tổng thể mô hình các cấp bậc ở hệ thống tổ chức quản lý nhà trường phải là mô hình đảo ngược.
– Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model)
Mô hình này đưa ra 5 yếu tố để đánh giá như sau:
+ Đầu vào: học sinh sinh viên, các cán bộ trong trường, những cơ sở vật chất, chương trình đào tạo hay các quy chế, luật định, tài chính.
+ Quá trình đào tạo: phương pháp và quy trình đào tạo, quản lý đào tạo,
+ Kết quả đào tạo: đánh giá mức độ hoàn thành khóa học, năng lực đạt được và cả khả năng thích ứng của sinh viên.
+ Đầu ra: sinh viên tốt nghiệp, các kết quả nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp ứng được nhu cầu kinh tế và xã hội.
+ Hiệu quả: kết quả của giáo dục và ảnh hưởng của nó đối với xã hội.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trung học phổ thông có nhiều cấp học.