Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở ra quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động sẽ là người quyết định. Vậy chậm nộp hồ sơ dưỡng sức sau sinh công ty có bị phạt không?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn nộp hồ sơ dưỡng sức sau sinh:
Điều 41
– Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng
– Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở ra quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động sẽ là người quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
+ Tối đa là 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
+ Tối đa là 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa là 05 ngày đối với các trường hợp khác.
– Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% vớ mức lương cơ sở.
Theo quy định trên thì những trường hợp dưới đây người lao động nữ được quyền nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản khi sức khoẻ chưa phục hồi:
– Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng
– Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc là khi sinh con mà con bị chết.
Điều 103
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp đến cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tiến hành tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, thời hạn để người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản cho người lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản đã nêu ở trên là 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản.
2. Chậm nộp hồ sơ dưỡng sức sau sinh công ty có bị phạt không?
Như đã nói ở mục trên, thời hạn để người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản là 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản. Nếu người sử dụng lao động chậm nộp hồ sơ dưỡng sức sau sinh (sau 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản) thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Quy định xử phạt được nêu rõ tại khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, Điều này quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi mà có vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa là không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết
– Không lập danh sách người lao động hoặc không lập hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ đúng với thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, tại khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 của Luật Bảo hiểm xã hội; tại khoản 1 Điều 59, khoản 1 Điều 60 của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
– Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và tại Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa;
– Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo đó, nếu người sử dụng lao động chậm nộp hồ sơ dưỡng sức sau sinh thì sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng cho đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Thêm nữa, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động chậm nộp hồ sơ dưỡng sức sau sinh là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, qua các quy định trên thì có thể khẳng định được rằng người sử dụng lao động chậm nộp hồ sơ dưỡng sức sau sinh thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nếu mà người sử dụng lao động là cá nhân, người sử dụng lao động là tổ chức thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng cho đến 8.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động.
3. Có phải bồi thường khi chậm nộp hồ sơ dưỡng sức sau sinh:
Điều 116 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội quy định về giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, Điều này quy định về giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định như sau:
– Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 của Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 của Điều 112 Luật Bảo hiểm xã hội thì phải giải trình bằng văn bản.
– Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, có gây ra thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, sẽ chỉ trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động mà thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo quy định trên, nếu người sử dụng lao động chậm nộp hồ sơ dưỡng sức sau sinh (sau 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản) thì sẽ phải giải trình bằng văn bản và nếu như gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng người sử dụng lao động sẽ phải bồi thường cho người lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản khi chậm nộp hồ sơ dưỡng sức sau sinh nếu như gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội.
THAM KHẢO THÊM: