Chấm dứt hợp đồng lao động khi bị áp lực công việc. Giải quyết chế độ mất việc làm, quyền lợi của người lao động như thế nào?
Chấm dứt hợp đồng lao động khi bị áp lực công việc. Giải quyết chế độ mất việc làm, quyền lợi của người lao động như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Sau khi sáp nhập, công ty chuyển một nhân viên sang làm bộ phận mới khác chuyên môn, người đó đã đồng ý và kí vào biên bản thay đổi hợp đồng. Sau 1 tuần, do cảm thấy không đáp ứng được công việc, người đó xin được giải quyết chế độ mất việc làm và công ty không đồng ý. Như vậy, chuyển người đó sang công việc mới, quyền lợi của người đó được giải quyết như thế nào? Mong luật sư tư vấn! Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định của “Bộ luật lao động 2019” thì:
Điều 45. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã
1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung
Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
Theo quy định này thì việc sáp nhập thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Như vậy, công ty mới kế tiếp vẫn tiếp tục sử dụng người đó và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động theo đúng hợp đồng và đã được người lao động đồng ý.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mặt khác, theo bạn trình bày thì người đó không đáp ứng được công việc, về nguyên tắc công ty đã đảm bảo việc sử dụng lao động rồi thì trách nhiệm người lao động cần đảm bào cho người lao động. Trong trường hợp bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì theo quy định tại Bộ luật lao động này:
Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Như vậy, bạn sẽ không được giải quyết chế độ và trợ cấp và thêm vào đó bạn phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa thàng tiền thường, mặt khác, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.