Để nâng cao trình độ chuyên môn cho gười lao động trong thời gian làm việc tại daonh nghiệp, tổ chức thì người sử dụng lao động có xu hướng đầu tư chí phí cho người lao động tham gia chương trình đào tạo. Vậy chấm dứt hợp đồng đúng luật có phải hoàn chi phí đào tạo?
Mục lục bài viết
1. Chi phí đào tạo nghề gồm những khoản nào?
Ngày nay, khi người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng xác lập quan hệ lao động để phục vụ tốt trong quá trình làm việc người sử dụng lao động có thể sẽ tổ chức đầu tư chi phí đào tạo nghề cho người lao động mục đích là nâng cao trình độ, chuyên môn cũng như chất lượng công việc. Chính vì nhu cầu này
Theo Khoản 3 Điều 62
Đối với trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở cơ sở nước ngoài thì chi phí đào tạo có thể kể đến chi phí đi lại và chi phí sinh hoạt trong suốt thời gian đào tạo này. Cũng trong
+ Đầu tiên cần thể hiện rõ được nghề nghiệp tiến hành đào tạo tại các cơ sở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc nước ngoài;
+ Người lao động hoàn toàn có quyền được tìm hiểu và biết về địa điểm thời gian tiền lương trong thời gian đào tạo này;
+ Thời hạn cam kết phải làm việc của người lao động sau khi đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ trong khoảng thời gian nhất định;
+ Những chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo cũng có thể được nêu cụ thể trong hợp đồng đào tạo nghề của các bên;
+ Một khi đã ký kết hợp đồng đào tạo nghề sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên nên trách nhiệm của người sử dụng lao động và trách nhiệm của người lao động cũng là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu ghi nhận trong hợp đồng này.
2. Chấm dứt hợp đồng đúng luật có phải hoàn chi phí đào tạo?
Như đã biết, khi các cá nhân tự nguyện ký kết hợp đồng đào tạo nghề sẽ chịu sự ràng buộc lẫn nhau thông qua bản hợp đồng này. Trong khoảng thời gian tiến hành đào tạo nghề thì những chi phí đào tạo sẽ được người sử dụng lao động bỏ ra để đầu tư hỗ trợ cho người lao động.
Trên thực tế, xảy ra trường hợp người lao động sau khi hoàn thành được khóa đào tạo mà người sử dụng lao động đã đầu tư thì có hành vi không thực hiện theo đúng nghĩa vụ mà bản đã cam kết trong hợp đồng, thậm chí là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của dụng lao động.
Chính vì vậy tại Điều 40 của Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rõ trường hợp người lao động khi đơn phương chấm dứt
+ Khi cá nhân này đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì sẽ không được người sử dụng lao động chi trả khoản tiền trợ cấp thôi việc trong suốt thời gian cống hiến, làm việc tại đây;
+ Hành vi tự ý nghỉ việc trái quy định như thế này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tổ chức doanh nghiệp nên phải có một trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động một nửa tháng tiền lương theo
+ Đồng thời, phải có nghĩa vụ hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo được quy định tại Điều 62 của Bộ luật Lao động 2019. Với quy định nêu trên, có thể thấy Bộ luật Lao động 2019 không có một quy định cụ thể nào của người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật.
Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 61 Luật giáo dục và nghề nghiệp 2014 lại có quy định:
Nếu trường hợp người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động đầu tư chi phí học tập, cấp học bổng để người này làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo thì phải tuân thủ theo cam kết; còn trong trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng chi phí đào tạo mà người sử dụng lao động đã đầu tư.
Với quy định nêu trên thì người lao động vẫn có trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động nếu không làm việc theo đúng cam kết đã thỏa thuận giữa các bên.
Như vậy, trong thực tiễn người lao động dù chấm dứt hợp đồng lao động đúng theo quy định pháp luật mà trong hợp đồng học nghề ghi nhận rõ nội dung bắt buộc về hoàn trả chi phí đào tạo hay là không ghi nội dung này thì khi chấm dứt hợp đồng lao động vẫn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động
3. Người lao động không hoàn trả phí đào tạo thì cần làm gì?
Theo pháp luật hiện hành, thì tranh chấp về bồi thường đào tạo nghề là tranh chấp lao động cá nhân và không thuộc trong các trường hợp không bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải theo quy định tại Khoản 1 Điều 188
Tiến hành hòa giải của Hòa giải viên được coi là thủ tục tiền tố tụng quan trọng đối với những tranh chấp lao động để yêu cầu tòa án giải quyết.
3.1. Hòa giải thông qua Hòa giải viên:
– Khi các bên xảy ra tranh chấp liên quan đến bồi thường phí đào tạo nghề thì sẽ gửi yêu cầu đến hòa giải viên lao động để yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Theo khoản 1 Điều 184 Bộ luật Lao động 2019 thì hòa giải viên lao động sẽ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để tiến hành giải quyết. Sau khi nhận được yêu cầu thì trong thời gian 5 ngày làm việc hoà giải viên nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp của cá nhân hoặc cơ quan quy định tại khoản 3 của điều 181 bộ luật lao động thì hòa giải viên phải kết thúc việc hòa giải.
Việc kết thúc hòa giải tùy từng trường hợp sẽ được lập nên biên bản hòa giải thành hoặc biên bản Hòa giải không thành. Trường hợp các bên đồng ý hòa giải thành thì người lao động có trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo nghề cho người sử dụng lao động.
Đối với trường hợp biên bản hòa giải không thành thì phải được gửi cho bên tranh chấp trong một ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản nhân có hướng giải quyết theo thủ tục khác, cụ thể đó là yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc yêu cầu tòa án giải quyết.
3.2. Khởi kiện ra Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài lao động:
Kể từ thời điểm tổ chức hòa giải của Hòa giải viên lao động mà biên bản được lập nên là không thành hoặc các bên hòa giải không thực hiện đúng như những gì đã thỏa thuận người sử dụng lao động có thể lựa chọn một trong hai cách thức đó là khởi kiện ra Tòa án và Hội đồng trọng tài lao động để yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo nghề đối với người lao động.
Lưu ý rằng: cá nhân chỉ được lựa chọn một trong hai phương thức giải quyết tranh chấp, không được đồng thời yêu cầu Tòa án và cả Hội đồng trọng tài lao động giải quyết, trừ trường hợp yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết nhưng hết thời hạn không tiến hành giải quyết.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp thì Ban trọng tài lao động phải được thành lập. Trong 30 ngày tiếp theo kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập thì phải ra quyết định về giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp với kết quả.
Nếu nhận được yêu cầu mà không thành lập nên được Ban trọng tài lao động hoặc đã hết thời hạn 30 ngày mà Ban trọng tài lao động không thể giải quyết được vấn đề này thì các bên yêu cầu tòa án giải quyết. Tòa án giải quyết tranh chấp này sẽ được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Bộ luật Lao động năm 2019.