Chấm dứt hoạt động chi nhánh có cần thông báo tới cơ quan thuế? Mức phạt do chậm nộp thuế môn bài và tờ khai thuế môn bài.
Chấm dứt hoạt động chi nhánh có cần thông báo tới cơ quan thuế? Mức phạt do chậm nộp thuế môn bài và tờ khai thuế môn bài.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật Sư, Công ty chúng tôi có trụ sở chính tại quận 5, chi nhánh kho hàng ở Quận 8. Năm 2015, chúng tôi đã làm thủ tục ở Sở KHĐT TP.HCM để đóng cửa chi nhánh trên. Sở KHĐT đã ra thông báo đóng chi nhánh Q8 ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên, chúng tôi chưa gửi thông báo cho cho Cơ quan Thuế Q.5 để thông báo đóng cửa chi nhánh trên và cũng từ 2016 chúng tôi cũng ngưng đóng thuế môn bài chi nhánh trên. Tuy nhiên, trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế Q5 vẫn tồn tại chi nhánh quận 8 trên và vẫn tính thuế Môn bài của chi nhánh Q8. Cơ quan thuế yêu cầu chúng tôi gửi văn bản đóng cửa chi nhánh trên và phạt nộp chậm thuế Môn bài, tờ khai thuế môn bài chi nhánh Q8. Vậy cơ quan thuế làm như vậy có đúng không? Chúng tôi đã thông báo với Sở KHĐT thì có cần phải thông báo với cơ quan thuế tại trụ sở không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Điều 17 Thông tư 95/2016/TT-BTC;
– Điều 60 Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
– Điều 9 Thông tư số 166/2013/TT-BTC;
– Điều 3 Thông tư số 130/2016/TT-BTC.
2. Nội dung tư vấn:
Điều 60
“1. Khi chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Đối với việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, kèm theo Thông báo phải có các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 206 Luật Doanh nghiệp, trong đó quyết định của doanh nghiệp về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động; đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
… “
Theo quy định trên, khi chấm dứt hoạt động của chi nhánh thì doanh nghiệp cần thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh. Khi chấm dứt hoạt động của chi nhánh, cơ quan Đăng ký kinh doanh hướng dẫn doanh nghiệp đến cơ quan thuế để thực hiện các thủ tục về thuế.
Theo quy định tại điểm b) khoản 1 Điều 17 Thông tư 95/2016/TT-BTC về hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:
“b) Đối với đơn vị trực thuộc, hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế;
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định chấm dứt hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền;
– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.”
>>> Luật sư tư vấn chấm dứt hoạt động chi nhánh có cần thông báo tới cơ quan thuế: 1900.6568
Khi bạn chấm dứt hoạt động của chi nhánh là đơn vị trực thuộc của công ty, công ty phải nộp hồ sơ tới cơ quan thuế trực tiếp quản lý chi nhánh để chấm dứt hiệu lực mã số thuế cấp cho chi nhánh. Như vậy, bạn vừa phải thông báo chấm dứt hoạt động tới Sở kế hoạch đầu tư, đồng thời cần thông báo tới cơ quan thuế để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh.
Việc bạn không thông báo tới cơ quan thuế Quận 5 dẫn tới việc mã số thuế của chi nhánh vẫn tồn tại thì sẽ bị xử phạt hành chính với hành vi chậm nộp tờ khai thuế môn bài và chậm nộp thuế môn bài như sau:
– Mức phạt đối với hành vi chậm nộp tờ khai thuế môn bài phụ thuộc vào số ngày chậm nộp theo quy định tại Điều 9
“Điều 9. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
…”
– Mức phạt chậm nộp thuế môn bài theo quy định tại Khoản 3 Điều 3
“2. Xác định tiền chậm nộp tiền thuế
a) Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.”