Khuyến mại là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm mục đích kích cầu mua sắm hàng hóa hay sử dụng dịch vụ đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, để tổ chức một chương trình khuyến mại thì thương nhân cũng cần phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện đăng ký chương trình khuyến mại:
- 2 2. Hồ sơ đăng ký chương trình khuyến mại:
- 3 3. Trình tự, thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại:
- 4 4. Chương trình khuyến mại phải làm thủ tục đăng ký với Sở Công thương:
- 5 5. Thẩm quyền đăng ký chương trình khuyến mại:
- 6 6. Tặng kèm sản phẩm có phải đăng ký chương trình khuyến mại không?
1. Điều kiện đăng ký chương trình khuyến mại:
Pháp luật thương mại không quy định cụ thể về điều kiện để đăng ký chương trình khuyến mại mà khi có nhu cầu phát triển, xúc tiến thương mại, có chương trình khuyến mại thì thương nhân phải tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, khi đăng ký chương trình khuyến mại thì thương nhân cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ nguyên tắc thực hiện khuyến mại theo quy định tại Nghị định số 81/2018/NĐ-CP bao gồm:
– Thương nhân tổ chức chương trình khuyến mại một cách công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật và đảm bảo cho khách hàng được hưởng đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp. Trong đó, nội dung phải công khai bao gồm: tên chương trình khuyến mại; giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thông tin của thương nhân tổ chức khuyến mại, thời gian, địa điểm của hoạt động khuyến mại, lợi ích của khách hàng
– Đảm bảo cho khách hàng trúng thưởng những điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất để khách hàng nhận giải và phải giải quyết các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến chương trình khuyến mại.
– Thương nhân phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi đưa vào chương trình khuyến mại. Đương nhiên những sản phẩm, hàng hóa đưa vào khuyến mại cũng phải được phép kinh doanh một cách hợp pháp.
– Một số hành vi mà thương nhân không được thực hiện trong chương trình khuyến mại như :
+ Đưa ra điều kiện hưởng khuyến mại mà buộc khách hàng phải từ bỏ, từ chối hay trao đổi hàng hóa, dịch vụ với thương nhân khác.
+ So sánh một cách trực tiếp giữa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của thương nhân tổ chức khuyến mại với thương nhân khác.
+ Sử dụng căn cứ tặng, thưởng là kết quả xổ số để xác định trúng thưởng trong một số hình thức khuyến mại như bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm phiếu dự thi, chương trình mang tính may rủi…
2. Hồ sơ đăng ký chương trình khuyến mại:
Căn cứ theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP, để đăng ký chương trình khuyến mại thì thương nhân cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký chương trình khuyến mại theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP
– Văn bản thể hiện thể lệ chương trình theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP
– Mẫu về bằng chứng nhằm mục đích xác định trúng thưởng hoặc mẫu mô tả chi tiết về bằng chứng để xác định về việc trúng thưởng
– Giấy tờ chứng minh chất lượng và tính hợp pháp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đưa vào chương trình khuyến mại ( bản sao không cần công chứng, chứng thực)
Lưu ý: Trong tờ khai đăng ký chương trình khuyến mại theo Mẫu số 02 ( Nghị định 81/2018/NĐ-CP), thương nhân phải ghi rõ nội dung đăng ký thực hiện khuyến mại gồm có: Tên thương nhân; tên chương trình khuyến mại; nơi thưc hiện chương trình; hình thức khuyến mại; sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khuyến mại bao gồm cả giải thưởng, quà tặng; thời gian thưc hiện chương trình; đối tượng áp dụng chương trình khuyến mại; cơ cấu về giải thưởng; nội dung chi tiết của chương trình.
Một số trường hợp, chương trình khuyến mại được thực hiện dựa trên sự phối hợp của nhiều thương nhân hoăc có thể thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.thì phải ghi rõ tên thương nhân cùng thực hiện, thương nhân kinh doanh dịch vụ, nội dung, phạm vi về quyền và trách nhiệm của mỗi bên để tránh rủi ro, tranh chấp.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại:
* Cơ quan quản lý có thẩm quyền
Để thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân phải đảm bảo hai điều kiện:
+ Đăng ký hoạt động khuyến mại trước khi thực hiện
+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc tổ chức thưc hiện chương trình khuyến mại.
Căn cứ theo số lượng địa bàn và hình thức tổ chức khuyến mại, thương nhân thưc hiện đăng ký khuyến mại như sau:
– Chương trình khuyến mại có tính chất may rủi mà được thực hiện trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì đăng ký với Sở Công Thương
– Chương trình khuyến mại có tính chất may rủi và được thực hiện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc các chương trình khuyến mại theo hình thức khác theo quy định của pháp luật thì đăng ký với Bộ Công Thương.
* Cách thức đăng ký
Việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại hiện nay đã trở lên đơn giản, dễ dàng hơn khi thương nhân có thể lựa chọn một trong ba cách thức đăng ký như sau:
– Cách 1: Thương nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ quan có thẩm quyền đăng ký chương trình khuyến mại
– Cách 2: Thương nhân nộp trực tiếp tại trụ sở của Sở Công Thương hoặc Bộ Công Thương
– Cách 3: Nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Sở Công Thương từng địa phương hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương tại địa chỉ http://online.moit.gov.vn
* Thời gian thực hiện
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền căn cứ trên thời gian ghi trên vận đơn bưu điện, ngày tiếp nhận hồ sơ khi nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc ngày ghi nhận trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến để xem xét, trả lời xác nhận hoặc không xác nhận về việc đăng ký chương trình khuyến mại của tổ chức, thương nhân.
+ Trường hợp xác nhận: Được thực hiện theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Thông tin chương trình khuyến mại được công khai bằng văn bản, trang tin điện tử hoặc hình thức tương đương. Thông tin công khai không sớm hơn thời gian bắt đầu của chương trình khuyến mại và bao gồm đầy đủ thông tin về tên thương nhân, nội dung chương trình, thời gian thực hiện, địa bàn thực hiện.
+ Trường hợp không xác : Được thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP và nêu rõ lý do không xác nhận.
Hoạt động khuyến mại đang ngày càng trở lên phố biến và được các thương nhân áp dụng một cách tích cực nhằm thúc đẩy xúc tiến thương mại và mang lại những giá trị lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng cũng như bản thân doanh nghiệp. Pháp luật thương mại hiện nay đã có những chính sách ưu tiên, thủ tục đơn giản, dễ dàng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động thương mại. Chính vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp cũng nên tận dụng cơ hội và chủ động tìm hiểu các kiến thức về việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại để có chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp mình, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
4. Chương trình khuyến mại phải làm thủ tục đăng ký với Sở Công thương:
Để thực hiện chương trình khuyến mại hàng hóa, dịch vụ của mình, doanh nghiệp có thể đăng ký với Sở Công thương, hoặc có thể không đăng ký. Tùy từng trường hợp, đăng ký hay không, doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi và quy định khác nhau.
Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định các hình thức khuyến mại bao gồm:
“1. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
2. Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền; không kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó
4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ
5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố
6. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi:
7. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên
8. Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác.”
Cũng theo Nghị định này, chỉ các chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình mang tính may rủi (quy định tại Điều 12 Nghị định này) thì mới phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền.
* Thủ tục đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại:
Trước khi thực hiện khuyến mại, thương nhân phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại tới Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại
Nội dung thông báo về chương trình khuyến mại bao gồm:
– Tên chương trình khuyến mại;
– Địa bàn thực hiện khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại;
– Hình thức khuyến mại;
– Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại;
– Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc chương trình khuyến mại;
– Khách hàng của chương trình khuyến mại;
– Cơ cấu giải thưởng và tổng giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại.
Sau khi kết thúc hoạt động khuyến mại, thương nhân phải thông báo kết quả với cơ quan nhà nước về thương mại.
* Các bước Đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại:
– Trình tự thực hiện:
Bước 1: Thương nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện khuyến mại.
Bước 2: Thương nhân đến nộp hồ sơ đăng ký thực hiện khuyến mại tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ – Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ Hai đến thứ Sáu – giờ Hành chính.
– Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thực hiện khuyến mại, Sở Công Thương kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: Sở Công Thương ra thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do cho thương nhân về yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Sở Công Thương nhận hồ sơ và cấp phiếu biên nhận cho người nộp.
Bước 3: Thương nhân căn cứ vào ngày hẹn trên giấy biên nhận để nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ – Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
– Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
a/ Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Văn bản đăng ký thực hiện khuyến mại (theo mẫu KM-2)
+ Thể lệ chương trình khuyến mại (theo mẫu KM-3)
+ Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình có phát hành vé số dự thưởng
+ Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại
+ Mẫu bằng chứng trúng thưởng (nếu có)
+ Bản sao giấy xác nhận về chất lượng của hàng hóa khuyến mại, theo qui định của pháp luật (nếu có)
+ Bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu (đối với hàng hóa nhập khẩu).
+ Danh sách các địa điểm sẽ tiến hành hoạt động khuyến mại
+ Giấy ủy quyền làm dịch vụ khuyến mại (nếu thuê đơn vị thứ ba làm dịch vụ khuyến mại).
+ Báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại (theo mẫu KM-12)
b/ Số lượng hồ sơ: 01(bộ)
– Thời hạn giải quyết: 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a/ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
b/Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c/ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương tỉnh thành phố trực thuộc trung ương
d/ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có
– Kết quả thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
– Lệ phí (nếu có): Không có
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Văn bản đăng ký thực hiện khuyến mại (mẫu KM-2)
+ Thể lệ chương trình khuyến mại (mẫu KM-3)
+ Báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại (mẫu KM-12)
5. Thẩm quyền đăng ký chương trình khuyến mại:
Hiện nay, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể Điều 19 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì đối với những chương trình khuyến mại phải làm thủ tục đăng ký, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc đăng ký chương trình khuyến mại được xác định gồm: Sở Công Thương của các tỉnh hoặc Bộ Công thương. Trong đó:
– Sở Công thương: sẽ có thẩm quyền xác nhận việc đăng ký chương trình khuyến mại của Thương nhân đối với trường hợp thực hiện chương trình khuyến mại mang tính may rủi mà thương nhân dự định thực hiện chỉ trên một địa bàn tỉnh, thành phố trực trung ương.
– Bộ Công Thương: Thực hiện một chương trình khuyến mại mang tính may rủi ở nhiều nơi, từ hai tỉnh Ví dụ: Tỉnh Thanh Hóa và Tỉnh Hà Tĩnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên Ví dụ: TP Hà Nội và TP HCM hoặc thực hiện các chương trình khuyến mại theo hình thức khác thì thẩm quyền đăng ký hoạt động khuyến mại sẽ thuộc về Bộ Công thương.
6. Tặng kèm sản phẩm có phải đăng ký chương trình khuyến mại không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào chuyên gia. Cho mình hỏi công ty Mình là nhà NPP mình mua hàng từ Công ty cung cấp được khuyến mại vật phẩm ( VD: mua 10 lốp xe tặng 1 chai dầu ăn chẳng hạn). Khi mình bán hàng cho khách cũng áp dụng KM 10 lốp tặng 1 như vậy thì có phải đăng ký với sở công thương hay không? ( nếu có thì có thông tư hay công văn nào CM không ạ?) và khi mình bán hàng khách hàng không lấy khuyến mại (dầu ăn) thì mình trừ tiền cho khách khi xuất hóa đơn VAT giá sẽ thấp hơn giá có khuyến mại như vậy có hợp lý không? Sớm mong sự hồi âm. Trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định (khoản 1 Điều 88
Các hình thức khuyến mại được quy định tại Điều 92
Với việc mua 10 lốp tặng 1 chai dầu ăn nên sẽ thuộc trường hợp tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền theo quy định tại khoản 2 Điều 92. Việc tặng hàng hóa được quy định tại Điều 8 Nghị định 37/2006/NĐ-CP.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 37/2006/NĐ-CP được hướng dẫn tại khoản 1 Mục 2
Thì công ty muốn khuyến mại theo hình thức mua 10 tặng 1 là hình thức tặng hàng hóa cho khách hàng không thu tiền kèm theo thì phải thông báo bằng văn bản đến Sở Thương mại nay là Sở Công thương. Thương nhân thực hiện khuyến mại được quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật thương mại năm 2005.
Theo đó, công ty đã đăng ký việc khuyến mại hàng hóa này rồi nên công ty bạn là nhà phân phối không cần đăng ký lại khuyến mại này nữa. Tại điểm b khoản 1 Điều 16
Căn cứ theo khoản 9 Điều 3
Theo đó, sản phẩm này đã được đăng ký khuyến mại mua 10 lốp tặng 1 chai dầu ăn thì đối với sản phẩm tặng kèm là dầu ăn xác định giá tính thuế bằng không (0). Căn cứ theo quy định tại khoản 22 Điều 7
Do đó, khi công ty bạn bán hàng khách hàng không lấy hàng khuyến mại thì bên bạn có thể trừ tiền cho khách hàng khi xuất hóa đơn nhưng phải phụ thuộc vào hợp đồng giữa công ty bạn và công ty kia khi bên bạn là nhà phân phối có cho phép bán với giá thấp hơn giá niêm yết hay giá đã thỏa thuận hay không. Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào mức giới hạn và bạn bán rẻ hơn trong mức giới hạn thì vẫn xuất hóa đơn VAT bình thường, tuy nhiên mức thu của bạn sẽ thấp hơn. Còn nếu khách hàng lấy cả 10 sản phẩm được tặng 1 thì sản phẩm tặng này có VAT bằng 0. Trong trường hợp bạn người mua của bạn không lấy sản phẩm tặng mà bạn lại bán dầu ăn khuyến mại này với giá thị trường thì vẫn tính thuế giá trị gia tăng (VAT) cho sản phẩm này.