Mức lãi chậm nộp trong trường hợp chậm đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2021. Cách tính lãi chậm đóng, tiền phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật BHXH mới nhất 2021.
Người lao động là người thường giữ thế bị động trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động. Vì vậy, để có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp mà người lao động được hưởng, nhà làm luật đã đưa ra những quy định có lợi hơn cho người lao động để bảo vệ những quyền lợi ấy. Quy định về tính lãi cho người sử dụng lao động khi họ chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế là một trong những quy định mới để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Tư vấn quy định về cách tính mức lãi chậm nộp, mức phạt trong lĩnh vực BHXH miễn phí: 1900.6568
Căn cứ theo Điểm b Khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/GĐ-TTgmức lãi suất đối với trường hợp người sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
“b) Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;”
Điều đó cũng có nghĩa rằng, khi người sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên thì số tiền lãi phải thu bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Mức lãi suất đầu tư 2017 bằng 7,25%/năm, tương đương bằng 0,604%/tháng.
Trên cơ sở đó, chúng tôi xác định cách tính lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Thời điểm tính lãi: ngày đầu tiên hàng tháng
Công thức tính lãi bảo hiểm xã hội như sau:
Lcđi = Pcđi x K (đồng)
Trong đó:
Lcđi: tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tính tại tháng i (đồng).
Pcđi: số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng, quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng) được xác định như sau:
Pcđi = PIki – Spis (đồng)
Trong đó:
PIki: tổng số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có)
Spsi: số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.
K: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%) xác định như sau:
+ Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, K tính bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân năm trước liền kề theo tháng do bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố.
+ Đối với bảo hiểm y tế, K tính bằng 2 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.
Mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2018 như sau:
+ Từ tháng 01/01/2012 là: 1,183%/tháng (14,2%/năm)
+ Từ tháng 01/01/2013 là: 0,988%/tháng (11,86%/năm)
+ Từ tháng 01/01/2014 là: 10,45%/năm
+ Từ tháng 01/01/2015 là: 0,628%/tháng (7,54%/năm)
+ Từ tháng 01/01/2016 là: 1,065%/tháng (7,54%/năm)
+ Mức lãi suất chậm đóng, truy đóng năm 2017 đối với bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp là 1,3166%/tháng; chậm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 0,6583%/tháng và chậm đóng bảo hiểm y tế là 0,9667%/tháng.
Tình huống: Doanh nghiệp X thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng hàng tháng. Tính đến hết tháng 4/2017 doanh nghiệp X nợ bảo hiểm xã hội, trong đó bảo hiểm thất nghiệp nợ 250,000,000 đồng, bảo hiểm y tế, nợ tiền đóng bảo hiểm y tế 50,000,000 đồng. Tháng 4/2017 doanh nghiệp X nợ bảo hiểm thất nghiệp 70,000,000 đồng, nợ bảo hiểm y tế 15,000,000 đồng. Mức lãi suất đầu tư 2017 bằng 7,25%/năm, tương đương bằng 0,604%/tháng. Mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử ngày 29/12/2017 là 4,50%/năm; tương đương bằng 0,375%/tháng thì lãi suất tính lãi chậm đóng được tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế như sau:
Lãi suất chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp Kbhxh = 2 x 0,604% = 1,208%
Lãi suất tính lãi chậm đóng bảo hiểm y tế Kbhyt = 2 x 0,375% = 0,75%
Áp dụng với công thức trên chúng tôi tính tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội = ( 250,000,000 – 70,000,000) x 1,208 = 2,174,000 đồng
Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm y tế = ( 50,000,000 – 15,000,000) x 0,75 = 262,495 đồng
Tổng số tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế là: 2,436,495 đồng.
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm của công ty chậm nộp bảo hiểm xã hội
Chào Luật sư! Hiện tôi đang làm việc ở một doanh nghiệp may xuất khẩu từ tháng 7 năm 2013, nhưng do không đủ điều kiện về sức khỏe nên tôi đã xin nghỉ việc. Khi tôi yêu cầu bên phía công ty chốt sổ bảo hiểm xã hội thì mới thấy, công ty đã chậm trả bảo hiểm xã hội đối với tôi 3 tháng từ tháng 8 năm 2015. Như vậy, trong trường hợp này tôi sẽ phải thanh toán hết số bảo hiểm xã hội còn thiếu hay không và công ty của tôi có bị xử lý theo pháp luật không ạ? Mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư! Xin cảm ơn!
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18, “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” thì hàng tháng, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội trên tổng quỹ tiền lương, tiền công cho người sử dụng lao động và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Như vậy, trong mọi trường hợp, thì người sử dụng lao động luôn luôn phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động khi đã ký kết hợp đồng lao động. Nên bạn sẽ không phải thực hiện việc chi trả khoản bảo hiểm xã hội chậm đóng thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 3 Điều 138, “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”, trong trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội từ ba mươi ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải đóng số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Theo đó, đối với việc chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của công ty bạn, thì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ thì công ty của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập
2. Tính lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần được tư vấn như sau: Bên đơn vị tôi có 5 lao động mới, vì có sự thay đổi trong nội bộ quản lý nhân sự nên chưa đóng bảo hiểm xã hội cho 5 lao động mới (báo tăng tháng đầu) và 2 lao động cũ (chậm tháng 9,10,11 năm 2015). Vậy nếu đơn vị tôi chậm nộp thì tĩnh lãi chậm đóng như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Đơn vị đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưađóng bao gồm cả tiền lãi của các kỳ trước chưa nộp. Phương thức tính lãi là ngày đầu hằng tháng.
Nếu bên bạn chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội thì sẽ phải nộp phần tiền lãi. Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN được áp dụng như sau:
Lcdi = (Pcdi + Lcdi-1) x k (đồng) (1)
Trong đó:
* Lcdi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).
* Pcdi: số tiền chưa đóng phải tính lãi tính tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
Pcdi = Plki – Spsi
Trong đó:
Plki: tổng số tiền phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi (nợ mang sang tháng tính lãi).
Spsi: số phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi i (số tiền phải đóng tính theo danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN của thángtrước liền kề tháng tính lãi hoặc của các tháng trước tháng liền kề tháng tính lãi trong phương thức đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần chưa quá hạn phải nộp).
Nếu Pcdi > 0 thì có nợ tính lãi, nếu Pcdi ≤ 0 thì không có nợ tính lãi.
* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%/tháng):
– Đối với BHXH bắt buộc thì k tính bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề do BHXH Việt Nam công bố chia cho 12.
– Đối với mức lãi suất chậm đóng BHTN, BHXH Việt Nam có hướng dẫn riêng.
– Đối với BHYT thì k tính bằng 02 lần lãi suất liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính lãi.
* Lcdi-1: lãi chậm đóng chưa trả hết tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi.
Bạn lưu ý: Nội dung tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN tgheo mức trên thực hiện đến hết ngày 31/12/2015. Từ ngày 01/01/2016, Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực, có văn bản hưởng dẫn mới thì phải thực hiện theo văn bản quy định của Chính phủ này và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
3. Chậm đóng bảo hiểm xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi nếu đóng chậm bảo hiểm xã hội có bị xử phạt vi phạm không? Mức phạt vi phạm như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
“2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”
Theo Quyết định 60/2015/QĐ-TTCP quy định về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế, bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 6 như sau:
“3. Việc thu tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện như sau:
a) Trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trênCổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng;
b) Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;
c) Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại điểm a và b Khoản này gửi cơ quan bảo hiểm xã hội trực thuộc, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an để thống nhất thực hiện.”
Như vậy, tùy vào từng trường hợp vi phạm trong trường hợp của bạn để xác định số tiền bị xử phạt cùng các biện pháp khác phục hậu quả
4. Tính lãi chậm đóng bảo hiểm khi chậm nhận quyết định nâng lương
Tóm tắt câu hỏi:
Đơn vị có người lao động được nâng lương trước thời hạn ngày quyết định là 01/4/2016 thời gian hưởng lương mới là 01/11/2015. Nhưng do quyết định đến chậm ngày 15/5/2016 đơn vị mới làm tăng được với cơ quan BH. Cơ quan bảo hiểm tính lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/11/2015. như vây là đúng hay sai, đơn vị ko cố tình làm châm nhưng, mà tính lãi cả 6 tháng ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ nâng lương trước thời hạn quy định tại điểm d Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định như sau:
Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn được căn cứ vào thành tích cao nhất đạt được của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; nếu thành tích cao nhất bằng nhau thì xét đến các thành tích khác; trường hợp có nhiều người có thành tích như nhau thì thực hiện ưu tiên theo quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị.
Theo khoản c Khoản 3 Điều 11
Nâng bậc lương trước thời hạn 6 tháng
+ Công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0 (thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên là 3 năm) được nâng bậc lương trước thời hạn 06 tháng, nếu năm xét nâng bậc lương trước thời hạn và năm trước liền kề được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.
+ Công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và đối với nhân viên thừa hành, phục vụ (thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên là 2 năm) được nâng bậc lương trước thời hạn 06 tháng, nếu năm xét nâng bậc lương trước thời hạn đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Theo Điều 12 Quyết định 51/QĐ-LĐTBHX quy định thởi điểm hưởng bậc lương và truy thu bảo hiểm xã hội như sau:
“Điều 12. Thời điểm hưởng bậc lương mới và thời gian tính nâng bậc lương lần sau
1. Thời điểm hưởng bậc lương mới xác định bằng cách lấy thời điểm đến hạn nâng lương thường xuyên theo quy định, tính lùi tương ứng số tháng bằng số thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn (6 tháng hoặc 9 tháng hoặc 12 tháng).
2. Thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ thời điểm được hưởng bậc lương mới.
3. Trường hợp ngày ký quyết định nâng bậc lương trước thời hạn sau thời điểm được tính hưởng bậc lương mới thì được truy lĩnh tiền lương và truy nộp bảo hiểm xã hội phần chênh lệch tiền lương tăng thêm giữa bậc lương mới so với bậc lương cũ.”
Như vậy, thời điểm hưởng bậc lương mới trước thời hạn từ ngày 1/11/2015 đến ngày quyết định là ngày 1/4/2016 thì được truy lĩnh tiền lương và truy nộp bảo hiểm xã hội phần chênh lệch tiền lương tăng thêm giữa bậc mới so với bậc lương cũ.
Ngoài ra việc truy thu đóng và tính lãi bảo hiểm xã hội theo Điều 42 Quyết định 959/QD-BHXH như sau:
1, Truy thu cộng nối thời gian:
Các trường hợp truy thu:
+ Đơn vị không đăng ký đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN đối với người lao động.
+ Người lao động quy định tại Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 truy đóng BHXH bắt buộc sau khi về nước.
+ Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều kiện truy thu:
+ Được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan BHXH kiểm tra, thanh tra, buộc truy thu; đơn vị có đề nghị được truy thu đối với người lao động.
+ Hồ sơ đúng đủ theo quy định.
Tiền lương làm căn cứ truy thu, tỷ lệ truy thu:
+Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu. Tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động.
+ Tỷ lệ truy thu: tính bằng tỷ lệ % đóng BHXH, BHYT, BHTN do Nhà nước quy định tương ứng thời gian truy thu.
2. Truy thu do điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH bắt buộc của người lao động
Trường hợp đơn vị nộp hồ sơ điều chỉnh trong vòng 30 ngày kể từ ngày người có thẩm quyền ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc, nâng ngạch, điều chỉnh tiền lương, phụ cấp đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động thì không thực hiện tính lãi; trường hợp nộp hồ sơ điều chỉnh tiền lương chậm từ 60 ngày trở lên thì tính lãi theo quy định.
5. Hỏi về vấn đề lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Tóm tắt câu hỏi:
cho e hỏi. dno e mới tham gia lần đầu từ 20/5/2016. theo quy định thì đến cuối tháng 5 này phải nộp BHXH nhưng cơ quan bhxh vẫn chưa làm xong sổ, vẫn chưa có thông báo đóng ntn. Vậy e muốn hỏi là cty e có bị tính lãi chậm đóng truy thu không ạ?
Luật sư tư vấn:
Một trong những quyền của người lao động được quy định tại Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (Điều 96 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014). Ngoài ra, trách nhiệm của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 19 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 19. Trách nhiệm của người lao động
1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, sổ bảo hiểm được cấp cho người lao động chỉ để giúp người lao động theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội làm cơ sở để giải quyết các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội. Người lao động vẫn phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 từ khi giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Người lao động sẽ phải đóng theo các mức và phương thức đóng khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
5. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
6. Việc xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng; trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
7. Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ được tính như sau:
a) Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm;
b) Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.”
Theo quy định tại Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.”
Và theo quy định tại Điều 99 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 99. Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Luật sư
2. Người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:
a) 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu;
b) 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;
c) 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội;trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày.Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này.”
Như vậy, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết với hợp đồng lao động với người lao động thì người sử dụng lao động phải làm hồ sơ để cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là các hành vi: trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu công ty của bạn có hành vi nêu trên thì sẽ phải nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và số tiền lãi bao gồm lãi chậm đóng và lãi truy thu. Bởi vì, đối với việc tính lãi chậm đóng thì công ty bạn chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN từ 30 ngày trở lên, kể từ ngày phải đóng theo quy định thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng. Phương thức tính lãi chậm đóng được quy định cụ thể tại Khoản 1 Mục 1 Công văn 1379/BHXH-BT năm 2016. Một trong các trường hợp tính lãi truy thu do đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN (sau đây gọi là trốn đóng) được cơ quan BHXH, cơ quan có thẩm quyền phát hiện từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng. Như vậy, nếu công ty bạn mà đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội sẽ bị truy thu theo như trên. Phương thức tính tiền truy thu được quy định rõ tại Điểm 2.2 Khoản 2 Mục 1 Công văn 1379/BHXH-BT năm 2016.