Cha mẹ ngăn cản, ngăn cấm các con kết hôn hợp pháp bị xử lý thế nào? Xử phạt hành vi ngăn cản quyền kết hôn của con trẻ? Làm gì khi bố mẹ phản đối hôn nhân, cấm cản kết hôn? Bố mẹ cản trở hôn nhân hợp pháp bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Với sự tiến bộ của xã hội mà những định kiến khắt khe về hôn nhân đa số đã được xóa bỏ. Thế nhưng đâu đó vẫn còn nhiều gia đình mang tư tưởng cổ hủ và cấm đoán việc kết hôn của con cái vì nhiều lý do.Việc ngăn cản con cái kết hôn có bị xem là vi phạm pháp luật không?
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
.Luật hôn nhân và gia đình năm 2014Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình.
NỘI DUNG TƯ VẤN:
Mục lục bài viết
1. Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật
Theo quy định của
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Khái niệm về cản trở kết hôn, ly hôn
Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
Hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau
+ Hành hạ: là hành vi đối xử tàn ác người lệ thuộc vào mình làm cho họ đau đớn, khổ sở về thể xác như đánh đập…tuy chưa đến mức gây thương tích hoặc tổn hại đáng kể đến sức khỏe của nạn nhân nhưng diễn ra một cách có hệ thống.
+ Ngược đãi: là hành vi đối xử tồi tệ người lệ thuộc mình nhằm gây những đau khổ tinh thần kéo dài như thường xuyên mắng chửi, sỉ vả, làm nhục, đuổi ra khỏi nhà…
+ Uy hiếp tinh thần: là hành vi đe dọa dùng vũ lực gây thiệt hai đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản hoặc dùng uy lực đe dọa sẽ không cho hưởng lợi ích quan trọng, thiết thân nào đó, làm cho người bị đe dọa có căn cứ lo thực sự.
+ Yêu sách của cải: là hành vi đòi hỏi của cải như là một trong những điều kiện bắt buộc để được kết hôn như cố tình thách cưới cao một cách không bình thường làm cho bên bị thách cưới không thể lo liệu được để lấy cớ không cho kết hôn.
+ Những thủ đoạn khác: là những thủ đoạn bất hợp pháp khác có tính chất tương tự như các thủ đoạn nói trên như dùng vũ lực bắt ép người con gái phải đi theo mình trái với ý muốn của họ (trường hợp này khác với tục lệ bắt cóc cô dâu tại một số vùng dân tộc ít người ở nước ta)…
Hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ theo một trong những thủ đoạn trên chỉ bị coi là phạm tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện khi người thực hiện hành vi đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục thực hiện hành vi này.
Như vậy, trường hợp thực hiện hành vi lừa dối người khác để người đó đồng ý kết hôn với mình tuy cũng là trường hợp vi phạm nguyên tắc tự nguyện kết hôn nhưng không bị coi là thủ đoạn của tội cưỡng ép kết hôn vì không có yếu tố cưỡng ép. Cho nên, người thực hiện hành vi nói trên sẽ không bị coi là phạm tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Lỗi là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là người có hành vi xâm phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ – nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.Trong thực tế, chủ thể của tội phạm này là người có quan hệ nhất định với người phụ nữ về mặt gia đình (bố, mẹ, anh, chị…) hoặc về mặt xã hội (thủ trưởng với nhân viên dưới quyền)
3. Nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ qua chế định kết hôn
Theo
Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tại Khoản 14 Điều 13 thì “Li hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.” Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là nguyên lí, tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là nguyên tắc đầu tiên trong số 5 nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (Khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Dưới chế độ phong kiến, cha mẹ quyết định việc hôn nhân của con cái, cưỡng ép hôn nhân cho nên tình yêu không thể là cơ sở của hôn nhân được. Giai cấp tư sản cũng tuyên bố tự do hôn nhân.
Tuy vậy, hôn nhân chỉ tự do chừng nào nào nó được xây dựng trên cơ sở tình yeu chân chính giữa nam và nữ, nghĩa là không bị tính toán vật chất, địa vị xã hội chi phối. Cần phân biệt hôn nhân tự nguyện, tự do với “tự do yêu đương”, tự do yêu đương là thứ tự do bừa bãi, phóng đãng xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân dẫn đến tự do trốn tránh trách nhiệm trước gia đình và xã hội. Dưới chủ nghãi xã hôi, khi đã xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xác lập chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa thì mới có điều kiện đảm bảo hôn nhân tự do thực sự, nghĩa là hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính giữa nam và nữ.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 Điều 36 có quy định “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”. Nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ trong hôn nhân được Luật hôn nhân và gia đình 2014 cụ thể hóa ở một số điều luật. Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hoà thuận, trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ.
4. Xử lý hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
– Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác
Ngoài ra, tại điều 181 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 còn quy định xử phạt hình sự đối với vi phạm này như sau:
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có thể thấy được dù có là cha mẹ hay ai đi chăng nữa thì việc cấm đoán người khác tự nguyện kết hôn là việc làm vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định. Việc cha mẹ cản trở, cấm đoán hôn nhân của con cái trong trường hợp đã đủ điều kiện để kết hôn là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, các hành vi tác động đến việc tự nguyện kết hôn như tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, … đều bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 5 luật Hôn nhân và gia đình 2014. Về nguyên tắc, việc đăng ký kết hôn không cần sự đồng ý của cha mẹ.
Tuy nhiên, theo tập quán và văn hóa Việt Nam, việc kết hôn nếu có được sự đồng ý của cha mẹ và gia đình hai bên thì sẽ hạnh phúc, trọn vẹn và nhận được nhiều sự ủng hộ hơn trong cuộc sống hôn nhân sau này. Hiện nay, đời sống của người dân bắt đầu có những sự giao thoa nhất định với nhiều nguồn tư tưởng, văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, một số quan niệm mang tính chất phong kiến vẫn còn tồn tại trong một bộ phận người dân như: kết hôn phải môn đăng hộ đối, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, Những tư tưởng này dường như không còn phù hợp với thời đại.