Cha mẹ mất tích có được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng không? Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có cha mẹ mất tích được quy định như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
- 1 1. Cha mẹ mất tích có được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng không?
- 2 2. Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có cha mẹ mất tích?
- 3 3. Mẫu tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp xã hội:
- 4 4. Trẻ em có cả cha và mẹ bị mất tích có thuộc đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng không?
1. Cha mẹ mất tích có được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng không?
Tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định, trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:
+ Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
+ Mồ côi cả cha và mẹ;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
+ Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Theo đó, nếu trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng mà cha mẹ mất tích có được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng. Với trường hợp trẻ em đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
Ngoài ra, trẻ em có cả cha, mẹ mất tích theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng thêm các chế độ sau:
+ Tại Điều Điều 9 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế do đó trẻ em có cha mẹ mất tích sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. (Nếu thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất)
+ Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề như sau: học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật.
+ Hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định của pháp luật
2. Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có cha mẹ mất tích?
Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em dưới 16 tuổi có cha mẹ mất tích được quy định tại Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Công thức tính như sau:
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng = Mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội x Hệ số
Trong đó:
– Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp sẽ quyết định: Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội
– Hệ số áp dụng đối với trẻ em dưới 16 tuổi có cha mẹ mất tích đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội là:
+ Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi
+ Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.
3. Mẫu tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp xã hội:
Khi muốn làm thủ tục hưởng trợ cấp xã hội với trường hợp cha mẹ mất tích thì bạn cần chuẩn bị tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội theo mẫu số a1 ban hành kèm theo nghị định 20/2021/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 7 Điều 5 Nghị định số…)
THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG
1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): …………..
Ngày/tháng/năm sinh: … I … I …. Giới tính: …………. Dân tộc: ……………
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số …………… Cấp ngày …/ … / ……..
Nơi cấp: ………
2. Hộ khẩu thường trú: ……………
Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? …………………
3. Tình trạng đi học
□ Chưa đi học (Lý do: ………… )
□ Đã nghỉ học (Lý do: ………….. )
□ Đang đi học (Ghi cụ thể): …………. )
4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có
5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:
Trợ cấp BHXH hàng tháng: ….… đồng. Hưởng từ tháng ………../………….
Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: ………. đồng. Hưởng từ tháng ……../ ………
Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng: …….. đồng. Hưởng từ tháng …/…
Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác: ………. đồng. Hưởng từ tháng …/ ………
6. Thuộc hộ nghèo, cận nghèo không? □ Không □ Có
7. Có khuyết tật không? □ Không □ Có
– Giấy xác nhận khuyết tật số ……. Ngày cấp: …….. Nơi cấp ………….
– Dạng tật: ……….
– Mức độ khuyết tật: ……….
8. Thông tin về cha hoặc mẹ của đối tượng ………có đang hưởng chế độ nào sau đây:
Trợ cấp BHXH hàng tháng: ………đồng. Hưởng từ tháng … /…………
Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: ….… đồng. Hưởng từ tháng …/ ………….
Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:…. đồng. Hưởng từ tháng…./ ………
Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác: ………đồng. Hưởng từ tháng ……/ ……….
9. Thông tin về cha của đối tượng ………
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Thông tin người khai thay Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:. Ngày cấp: ……. Nơi cấp: ……… Mối quan hệ với đối tượng: …….. Địa chỉ: …… | Ngày …. tháng …. năm … NGƯỜI KHAI (Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay)
|
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) ………... là đúng.
CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ | Ngày …. tháng …. năm … |
4. Trẻ em có cả cha và mẹ bị mất tích có thuộc đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng không?
Tại Điểm a Khoản 2 Điều 18 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định, trẻ em có cả cha và mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng thì thuộc diện nhận chăm sóc khẩn cấp. Lý do là tại thời điểm này, trẻ em cần một chỗ dựa để ổn định tinh thần và chăm sóc cho cuộc sống
Những đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được hưởng chế độ sau:
– Trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em sẽ được hỗ trợ tiền ăn là 60 nghìn đồng/người/ngày.
– Nếu phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì sẽ được hỗ trợ chi phí điều trị như sau:
+ Đối với trẻ em đã có thẻ bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
+ Đối với đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế tương ứng.
– Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội:
+ Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương.
+ Nếu bố trí bằng phương tiện của cơ quan, đơn vị, mức hỗ trợ bằng 0,2 lít xăng/1 km tính theo số km thực tế và giá xăng tại thời điểm vận chuyển
+ Trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng thỏa thuận, phù hợp với giá cả trên địa bàn tại thời điểm thuê.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội