Cấu thành tội xâm phạm mổ mả. Truy cứu trách nhiệm hình sự Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt. Cấu thành tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
Cấu thành tội xâm phạm mổ mả. Truy cứu trách nhiệm hình sự Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt. Cấu thành tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi doanh nghiệp tư nhân nhận thầu sửa chữa nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ xã, có biên bản hợp đồng, có biên bản bàn giao mặt bằng để thi công, thi công theo dự toán thiết kế đã được phê duyệt. Quá trình làm do chủ đầu tư không mời thân nhân liệt sĩ họp trong lúc làm một số gia đình liệt sĩ kiện nói đơn vị thi công xâm phạm mồ mả liệt sĩ và đề nghị truy tố và không cho chủ đầu tư nghiệm thu thanh lý hợp đồng. Như vậy xin nhờ luật sư tư vấn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn cung cấp, bên bạn là nhà thầu nhận thầu sửa chữa nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ xã, có biên bản hợp đồng, có biên bản bàn giao mặt bằng để thi công, thi công theo dự toán thiết kế đã được phê duyệt.
Do chủ đầu tư không mời phía thân nhân liệt sĩ họp và có chữ ký đồng ý là lỗi của bên phía chủ dự án đầu án, tuy nhiên đơn vị thi công là đơn vị của bạn. Khi chưa giải quyết xong các vấn đề liên quan đến việc di dời mổ mả mà đơn vị bạn vẫn thực hiện thì người thực hiện hành vi xâm phạm mổ mả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội xâm phạm mồ mả theo quy định tại Điều 246 Bộ luật hình sự 1999 như sau:
“1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.”
* Các hành vi được coi là xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt gồm:
– Người có hành vi cho dù là với bất kì mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết, xâm phạm đến sự nguyên dạng của xác, hài cốt, tro hài cốt hoặc làm hao hụt hài cốt, tro hài cốt đã mai táng thì hành vi đó là hành vi xâm phạm mồ mả;
>>> Luật sư tư vấn quy định về cấu thành tội xâm phạm mổ mả: 1900.6568
– Người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của những người chết (trừ trường hợp phải di rời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
– Người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên người chết có xác, hài cốt, tro hài cốt dưới mộ gây ra sự nhầm lẫn với người thân thích của người chết đó;
– Người có hành vi san phẳng mồ mả của người chết, làm mất dấu tích của ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó.
Khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả còn cần hiểu theo nghĩa rộng là hành vi xâm phạm đến không gian (phạm vi), hình dáng, tường rào bao bọc xung quanh ngôi mộ. Bởi vị trí ngôi mộ được xây dựng có mối liên hệ hữu cơ với mục đích giữ gìn, bảo vệ xác, hài cốt, tro hài cốt của người có ngôi mộ đó, do vậy mọi hành vi làm biến dạng kiến trúc liên quan đến mục đích bảo vệ người đã chết được nguyên vẹn, đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả.
* Chủ thể: Cá nhân có năng lực THNHS và đủ 16 tuổi.
* Khách thể: Quan hệ nhân thân, quan hệ sở hữu tài sản của người khác.
* Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.
Nếu người trực tiếp thi công xâm phạm mồ mả liệt sĩ và thỏa mãn các cấu thành tội phạm trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội xâm phạm mồ mả theo quy định trên.
Trong quá trình điều tra, lấy lời khai, doanh nghiệp bạn nên trình bày rõ nguyên nhân từ phía chủ đầu tư trong quá trình lấy thông tin ban đầu, không phải do bên bạn tự ý vào sửa chữa để có thể chứng minh lỗi này không phải là lỗi cố ý từ phía bên bạn.