Tố cáo hành vi đe dọa giết người. Xử lý về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn được luật sư tư vấn giúp tôi chuyện tình cảm cá nhân. Tôi quen với một người được 4 năm.nhung vi ko muốn kết hôn cùng người này nên tôi đã đề nghị chia tay nhiều lần.ng đó ko đồng ý mà còn có hành vi đe dọa sẽ làm hại tôi và gd tôi. Tôi quen và yêu ai ,cũng bị ng này tìm cách ngăn cản và đe dọa ko cho tôi được chơi cùng người đó. Mọi vấn đề trong cs của tôi đều bị người này quyết định. Tôi đã rất nhiều lần nc và cầu xin được kết thúc để sống theo ý muốn của bản thân thì đều ko được chấp nhận. Giờ tôi muốn nhờ pháp luật can thiệp để thoát khỏi cs với ng này.xin luật sư hãy tư vấn giúp tôi. Tôi xỉn cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Nếu người đó có hành vi đe dọa đánh người
Hành vi đe dọa ở đây qua hình thức như thế nào, nếu có những hành vi được coi là tội phạm trước hết phải có tính chất và mức độ nguy hiểm nhất định cho xã hội. Bạn phải có căn cứ chứng minh cho hành vi đe dọa đó có thể xảy ra, tác động trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Khi đó thì bạn có thể tố cáo lên cơ quan công an cấp huyện (quận, thị xã) về hành vi này với tội danh đe dọa giết người theo quy định tại Điều 133,
“Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.
Thứ hai: Nếu người đó có hành vi đánh người
Tùy vào tình tiết tăng nặng và tỉ lệ thương tích mà người đó sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Điểm e, Khoản 3 Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP và bị phạt từ 2.000.000 đông đến 3.000.000 đồng. Hoặc xử lý hình sự theo Điều 134,
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
Luật sư
Thứ ba, nếu người đó có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác
Tùy vào mức độ vi phạm mà người đó sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc Điều 155, Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;…”
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Mục lục bài viết
- 1 1. Giải quyết trường hợp bị nhóm người đánh, đe dọa giết người
- 2 2. Tố cáo hành vi đe dọa giết người vì vợ đòi ly hôn
- 3 3. Dọa giết người và đốt nhà thì sẽ chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?
- 4 4. Tố cáo hành vi đe dọa giết người với cơ quan công an
- 5 5. Dấu hiệu cấu thành tội đe dọa giết người?
- 6 6. Hành vi kết hôn trái luật, xúc phạm danh dự và đe dọa giết người
1. Giải quyết trường hợp bị nhóm người đánh, đe dọa giết người
Tóm tắt câu hỏi:
Em bị một nhóm côn đồ dùng tuýp sắt và tay, chân đánh nhưng em né được nên chỉ bị thương nhẹ… Nhưng chúng còn dọa đánh và giết chết khi gặp. Như vậy thì chúng sẽ bị xử lý như thế nào và bị phạt ra sao? Ở đây là đánh hội đồng và nguyên nhân do chúng.
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin bạn đưa ở trên thì nhóm côn đồ này đã mắc phải tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và tội đe dọa giết người.
Thứ nhất: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác:
– Có thể hiểu “Cố ý phạm tội” là hành vi người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Hành vi cố ý phạm tội được quy định tại Điều 10,
– Theo Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều 134
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức…”.
– Theo điểm 2.2 Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của luật hình sự thì Tuýp sắt có thể được xem là hung khí nguy hiểm được hiểu là vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện hành vi phạm tội và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.
Trong trường hợp này mặc dù không bị thương nặng nhưng bạn nên đi giám định thương tật xem thương tật của bạn ở mức độ nào? Nếu thương tật của bạn ở mức từ 11% – 30% thì nhóm côn đồ đó bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu thương tật dưới mức 11% mà bạn chứng minh được nhóm côn đồ sử dụng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn nguy hiểm cho bạn, phạm tội nhiều lần hoặc phạm tội có tổ chức thì nhóm côn đồ này cũng có thể bị phạt cải tạo hoặc phạt tù với mức phạt như trên.
Nếu mức độ phạm tội chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bào lực gia đình.
Thứ hai: Tội đe dọa giết người.
– Theo khoản 1 Điều 133 Bộ Luật hình sự 2015 có quy định: “Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Nếu có căn cứ cho rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì nhóm côn đồ này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Hoặc nếu mức độ không đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử lý vi phạm về hành chính.
Nếu nhóm côn đồ này cùng phạm nhiều tội cùng một lúc thì Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể như sau:
“Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
2. Đối với hình phạt bổ sung:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.”
Do vậy nếu tòa án tuyên hình phạt cho các hành vi cố ý gây thương tật và đe dọa giết người của nhóm côn đồ này cùng là cải tạo không giam giữ thì hình phạt chung không được quá 3 năm hoặc nếu cùng là hình phạt tù có thời hạn thì hình phạt chung không được vượt quá 30 năm. Nếu hình phạt đã tuyên vừa có phạt cải tạo không giam giữ vừa có tù có thời hạn thì thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung.
2. Tố cáo hành vi đe dọa giết người vì vợ đòi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Em và anh này chuẩn bị li hôn vì anh thường xuyên quạu cọ và đánh em. Sau khi biết em muốn li hôn thì liên tục nhắn tin đe dọa em và gia đình ngoài ra anh ta còn đòi giết em và gia đình em. Xin hỏi em phải làm thế nào và có thể làm đơn kiện anh ta không? nếu được thì em gửi đơn kiện đến cơ quan nào ạ? em xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này của bạn, bạn có quyền gửi đơn yêu cầu đơn phương ly hôn khi chồng bạn có những hành vi bạo lực, de dọa tính mạng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống của bạn và gia đình.
Căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Như vậy, theo quy định trên thì khi vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn.
Hồ sơ đơn phương ly hôn gồm:
– Đơn xin ly hôn;
– Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;
– Bản chính giấy đăng ký kết hôn;
– bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con;
– Các giấy tờ khác chứng minh tài sản chung, riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn và các giấy tờ có liên quan khác.
Hồ sơ được nộp tại Tòa án nhân dân huyện/ quận nơi chồng bạn cư trú.
Thời hạn giải quyết: 4 – 6 tháng.
Ngoài ra trong trường hợp mức độ de dọa, bạo lực của chồng bạn đối với bạn đủ điều kiện cấu thành tội phạm đe dọa giết người và Cố ý gây thương tích theo Bộ luật Hình sự 2015, bạn có thể tố cáo hành vi này với cơ quan công an để làm căn cứ khởi kiện hình sự và bảo đảm sự an toàn cho bạn cùng gia đình mình.
Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
3. Dọa giết người và đốt nhà thì sẽ chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi một người dọa giết cả gia đình và đốt nhà như vậy có mang tính chất nghiêm trọng không, có vi phạm pháp luật không. Vi phạm điều mấy, khung hình phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội đe dọa giết người như sau:
“Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
– Đối với hành vi của người đe dọa giết cả gia đình và đốt nhà có thể bị cấu thành tội phạm hình sự về tội đe dọa giết người theo quy định tại Khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nêu trên nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Trong trường hợp có các tình tiết tặng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nêu trên thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
– Các dấu hiệu pháp lí cấu thành tội phạm tội đe dọa giết người quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 bao gồm:
+ Chủ thể của tội phạm:
Người phạm tội có thể là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
+ Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội đe dọa giết người là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động là con người.
+ Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
+ Mặt khách quan của tội phạm:
Người phạm tội có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau (trực tiếp, qua điện thoại, qua thư từ…) hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện…).
Hành vi đe dọa phải đã gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Như vậy, theo Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì không phải tất cả những hành vi đe dọa giết người đều cấu thành tội đe dọa giết người. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lí như vậy hay không cần phải dựa vào những tình tiết sau:
1) Nội dung và hình thức đe dọa;
2) Thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra;
3) Tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa;
4) Thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…
4. Tố cáo hành vi đe dọa giết người với cơ quan công an
Tóm tắt câu hỏi:
Con năm nay 16 tuổi bị 1 người khác trường không quen biết và con không hề gây hứng với người đó củng không gây sự nhưng người đó nhắn tin đe doạ sẽ giết con bây giờ con phải làm sao để cơ quan công an vào cuộc vậy ?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn trình bày thì bạn bị một người lạ nhắn tin đe dọa giết bạn nên trong trường hợp này căn cứ theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
“Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.
Dấu hiệu pháp lý của tội đe dọa giết người:
– Mặt khách quan: hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, người phạm tội nhận thức và điều khiển hành vi với mong muốn đe dọa làm cho người bị đe dọa lâm vào tình trạng lo sợ hành vi đe dọa sẽ được thực hiện. Hành vi đe dọa giết người có thể thể hiện một cách gián tiếp hoặc trực tiếp.
– Mặc chủ quan: Khi thực hiện hành vi đe dọa giết người người phạm tội với mong muốn làm cho người bị đe dọa lâm vào tình trạng lo sợ hành vi đó sẽ xảy ra.
– Chủ thể: người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm hình sự và có lỗi trong việc đe dọa.
Nếu hành vi đi dọa giết người của người đó thỏa mãn các dấu hiệu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người.
Căn cứ Điều 144
“1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật”.
Như vậy, bạn có thể tố giác tội phạm tội phạm tới cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc các cơ quan, tổ chức khác.
Theo Điều 145
“1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố”.
Như vậy, trong trường hợp này bạn cần phải đưa ra căn cứ chứng minh hành vi đe dọa giết người của người đó để tố giác lên cơ quan có thẩm quyền nhờ giải quyết để bảo vệ tính mạng của mình. Sau khi tiếp nhận tin tố giác, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác minh nội dung nguồn tin tố giác và đưa ra kết luận nội dung tố giác. Thời hạn giải quyết là 20 ngày hoặc không quá 2 tháng với trường hợp phức tạp.
5. Dấu hiệu cấu thành tội đe dọa giết người?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tuấn đang bức xúc Hải vì bị Hải xúc phạm Bố mình nên sau khi uống rượu say Tuấn đã tìm đến nhà Hải để hỏi Hải cho ra nhẽ. Tại nhà Hải thì Tuấn gặp bố mẹ Hải. Tại đây Tuấn đã rút trong người ra 1 khẩu súng bật lửa và dọa nếu 2 bác không gọi Hải ra gặp cháu thì cháu sẻ bắn. Ở đây có 4 vấn đề: 1. Tuấn đã rút súng ra dọa bố mẹ Hải 2. Súng Hải sử dụng là súng bật lửa, kiểu giống súng thật. 3. Việc dọa của Tuấn không làm bố mẹ Hải lo sợ. 4. Mục đích của Tuấn chỉ là để gặp Hải nói cho ra nhẽ. Vậy luật sư cho biết có kết tội Tuấn theo Điều 103 – “Bộ luật hình sự 2015” được không? Nếu không thì xử phạt vi phạm hành chính Tuấn theo điều luật nào? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Tội đe dọa giết người theo khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 xác định như sau:
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Dấu hiệu tội đe dọa giết người:
– Chủ thể:
Chủ thể của tội đe dọa giết người là người từ đủ 16 tuổi trở lên và không rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự.
– Hành vi:
Người phạm tội thực hiện hành vi đe dọa người khác. Hành vi đe dọa này có thể thực hiện bằng lời nói, cử chỉ..nhưng không nhằm mục đích giết người mà chỉ nhằm làm người bị đe dọa lo sợ, tưởng rằng hành vi đe dọa đó sẽ xảy ra và có thể mình bị giết.
Hành vi đe dọa của người phạm tội phải làm cho người bị đe dọa thực sự tin rằng mình sẽ bị giết nghĩa là có căn cứ xác định hành vi đe dọa đó sẽ được thực hiện.
Với người bị hại: Người bị hại phải có thái độ lo lắng và thực sự tin hành vi đe dọa trên sẽ được thưc hiện. Nếu người bị đe dọa không sợ bị giết mà sợ vấn đề khác thì cũng không cấu thành tội đe dọa giết người.
Lỗi: Chủ thể thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
Trong trường hợp bạn đưa ra, Tuấn có hành vi rút súng giả ra để đe dọa bố mẹ của Hải nhưng bố mẹ của Hải không có dấu hiệu lo sợ thì hành vi của Tuấn cũng không cấu thành tội đe dọa giết người.
Súng bật lửa không được coi là vũ khí theo Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Trong đó,
2. Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
a) Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
b) Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
c) Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
d) Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.
4. Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
5. Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:
a) Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
6. Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.
7. Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:
a) Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;
b) Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
8. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
9. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự.
10. Tiền chất thuốc nổ là hóa chất nguy hiểm, trực tiếp dùng để sản xuất thuốc nổ.
11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.
Súng đồ chơi thuộc một trong các loại hàng hóa bị cấm kinh doanh theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Như vậy, trong trường hợp này, Tuấn có hành vi sử dụng vũ khí súng đồ chơi để đe dọa. Do vậy, không bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
6. Hành vi kết hôn trái luật, xúc phạm danh dự và đe dọa giết người
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu có quen biết với một người đàn ông lớn tuổi và từng đăng ký kết hôn cùng người đó, nhưng được 2 tháng thì cháu biết người đàn ông này có vợ con và vẫn còn sống với vợ con anh ấy, nên cháu đã đưa đơn ly hôn nhưng anh ấy không đồng ý và ham dọa giết chết cháu nếu cháu ly hôn, nên cháu đã đưa đơn ly hôn đơn phương lên toà thì anh ấy đã dùng tông đơ cắt tóc cạo đầu cháu, đánh đập xúc phạm đến cháu và gia đình cháu vì lý do nói cháu ngoại tình nên muốn ly hôn. Cháu có báo Công an nhưng Công an chỉ xử qua loa và cho qua mọi chuyện không cho cháu một câu trả lời hay người đó bị trừng trị gì của pháp luật trước những gì gây ra cho cháu, cháu đã đội tóc giả trong một thời gian dài để đi lên toà xin xét ly hôn và ở suốt trong nhà không dám gặp ai trong một thơi gian dài, cuối cùng toà cũng nhận cho cháu được ly hôn. Nhưng mọi chuyện không dừng lại anh ấy lập facebook giả lấy hình ảnh của cháu đưa lên mạng nó những lời hạ nhúc cháu, đăng số điện thoại của mẹ (vì trong lúc đóc cháu đã đổi số điện thoại) để người ta điện vào và hỏi chuyện bậy. Ngoài ra không ngừng tìm kiếm cháu, khi biết được chỗ ở hiện tại của cháu thì liên tục đến phá, dọa cháu và ba m , sẽ làm lại chuyện cũ một lần nữa nếu như cháu không đồng ý tiếp tục qua lại với anh ấy. Cháu sợ lắm cháu không biết phải làm sao và có thời gian dài cháu đành chấp nhận vì cháu nghĩ nếu báo Công an cũng sẽ giống như trước không bảo vệ được gì cho cháu, nên cháu đành chấp nhận giống như một nô lệ tình dục, cháu không muốn cả đời này mình phải sống như vậy cháu mới 22t, cháu muốn làm lại cuộc đời mình và sửa chữa những sai lầm trước kia mắc phải! Cháu xin luật sư tư vấn cho cháu rõ và một con đường giải thoát, cháu xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Về việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm qua facebook:
– Tại Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm như sau:
“Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại”.
– Với hành vi cố ý xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Về hành vi ép quan hệ tình dục:
Theo thông tin bạn cung cấp, thì hành vi của chồng cũ của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội hiếp dâm hoặc tội cưỡng dâm theo quy định của Bộ luật hình sự 2015:
– Tại Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội hiếp dâm như sau:
“Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.
Theo đó, hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ.
+ Hành vi dùng vũ lực: Dùng sức mạnh vật chất đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân chống lại sự giao cấu như: Đè ngã, vật lận, giữ chân tay, ép vào góc tường….
+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực: Là làm cho ý chí của nạn nhân bị tê liệt buộc họi phải giao cấu mà không giám kháng cự như dọa giết, hay dọa gây thương tích, đe dọa đến tính mạng hay các hành vi khác.
+ Tình trạng không thể kháng cự được của nạn nhân: Là lợi dụng việc nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự, tự vệ như: Bị ốm đau, uống thuốc ngủ hay say rượu…
+ Các thủ đoạn khác nhằm giao cấu trái ý muốn của người bị hại.
Giao cấu trái ý muốn của nạn nhân có nghĩa là không được chấp nhận sự giao cấu của nạn nhân hoặc hành vi giao cấu xảy ra không có ý muốn của nạn nhân vì họ đang trong tình trạng không thể hiện và biểu lộ được ý chí của họ. Người phạm tội phải có hành vi giao cấu với nạn nhân nhưng cũng không đòi hỏi hành vi giao cấu này phải kết thúc về mặt sinh lý.
– Tại Điều 143 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội cưỡng dâm như sau:
“Điều 143. Tội cưỡng dâm
1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”.
Theo đó, đối với tội cưỡng dâm thì người phạm tội có hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng ở đây là bất kỳ thủ đoạn nào nhằm ép buộc nạn nhân phải miễn cưỡng giao cấu.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn có thể làm đơn tố cáo tới cơ quan Công an và nếu bạn lo sợ Công an địa phương bạn không giải quyết giúp bạn thì theo quy định tại Điều 141
Luật sư
“Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật”.
Căn cứ vào quy định này thì nếu phát hiện ra người nào đó có hành vi phạm tội thì người phát hiện tội phạm có quyền tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức.