Chị A đi xe máy, dọc đường xe chết máy. Chị A nhờ H sửa chữa xe máy. Sau một hồi sửa chữa H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi mất. Định tội danh H?
Tóm tắt câu hỏi:
Chị A đi xe máy thăm người quen, dọc đường xe bị chết máy. Đang loay hoay khởi động lại xe thì thấy H đi qua. Chị A nhờ H sửa chữa xe máy. Sau một hồi sửa chữa H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi mất. Chị A hô mọi người giữ lại nhưng không được.
H đem xe máy đến nhà B (là người quen của H) gửi và sau đó đem đi bán được 12.000.000 đồng, H chia cho B 1.500.000 đồng.
HỎI: Hành vi của H cấu thành tội gì? Tại sao?
Luật sư tư vấn:
Trước hết, khẳng định hành vi của H cấu thành tội cướp giật tài sản theo điều 136 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009).
CTTP được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để định tội – là mô hình pháp lý có dấu hiệu cần và đủ để xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Bởi các dấu hiệu hành vi của người phạm tội được mô tả cụ thể trong Bộ luật hình sự, các nhà lý luận khái quát thành các dấu hiệu đặc trưng gọi chung là CTTP. Để có thể xác định rõ hành vi của H cấu thành nên tội gì cần xác định CTTP của H.
– Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
Xét tình huống trên có thể thấy sau một hồi sửa chữa xe giúp chị A thì H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi mất, mặc cho chị A hô mọi người giữ lại. Có thể thấy H đã có một loạt các hành vi trái pháp luật thể hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của chị A công khai và rất nhanh chóng.
Thứ nhất, dấu hiệu công khai vừa chỉ tính chất khách quan của hành vi chiếm đoạt vừa thể hiện ý thức chủ quan của người phạm tội. Ở đây hành vi của H là ngồi lên yên xe khởi động xe và phóng đi mất – hành vi đó chị A đã biết được ngay khi nó xảy ra (Chị hô mọi người giữ nhưng không được). Hơn nữa hành vi của H cho thấy rằng H hoàn toàn không có ý định che giấu hành vi phóng xe đi của mình.
Thứ hai, sự nhanh chóng thực hiện hành vi chiếm đoạt của H là thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chị A nhanh chóng phóng xe đi nhằm tẩu thoát ngay sau khi sửa được xe giúp chị A. Chính vì vậy mà chị A không có điều kiện phản ứng ngăn cản việc chiếm đoạt, do vậy thì H cũng hoàn toàn không có ý định dùng bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó trực tiếp với chị A.
– Về mặt chủ quan
Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, mục đích và động cơ, trong đó lỗi được phản ánh trong tất cả các CTTP và là dấu hiệu không thể thiếu được của bất cứ CTTP nào. Như vậy, có thể thấy được lỗi của H ở đây là lỗi cố ý trực tiếp.
Luật sư
Về lí trí, H có thể nhận thức rõ tính nguy hiểm trong hành vi lấy xe máy của chị A đem đến nhà B gửi và sau đó đi bán.
Về ý chí, H mong muốn hậu quả xảy ra, đem chiếc xe máy đi bán và chia cho B 1.500.000 đồng.
– Về chủ thể
H sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và là chủ thể của tội phạm khi thỏa mãn về độ tuổi cũng như đầy đủ về năng lực trách nhiệm hình sự.
– Về khách thể
Dấu hiệu chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc ở tội xâm phạm sở hữu. Hành vi của H là hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chị A. Cụ thể là xâm phạm đến các quan hệ về tài sản của con người.
Kết luận: Hành vi của H cấu thành tội cướp giật tài sản theo điều 136 Bộ luật hình sự và H sẽ phải chịu TNHS về tội của mình.
Mục lục bài viết
1. Tội cướp giật tài sản theo Điều 171 Bộ luật hình sự 2015
1. Căn cứ pháp lý: Tội cướp giật tài sản được quy định tại điều Điều 136 Bộ luật hình sự 1999. Tội cướp giật tài sản
2.Dấu hiệu tội phạm
2.1 Mặt khách quan
Trong tội cướp giật tài sản, hành vi chiếm đoạt được thực hiện bằng hình thức: công khai và nhanh chóng. Hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản mang tính chất công khai và nhanh chóng chiếm đoạt, có hành vi khách quan là lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu tài sản, người pham tội nhanh chóng tiếp cận chủ sở hữu tài sản để chiếm đoạt và lẩn tránh. Đây là những dấu hiệu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định tội, xác định trách nhiệm hình sự một cách đúng đắn. Tính nguy hiểm khách quan của tội phạm là ở chỗ, tội phạm đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Sự gây thiệt hại này là một trong những nội dung biểu hiện của yếu tố mặt khách quan của tội phạm. Đó là hậu quả nguy hiểm cho xã hội – hậu quả của hành vi khách quan. Như vậy, hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi khách quan phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Trong tội cướp giật tài sản, hậu quả nguy hiểm cho xã hội trực tiếp là những thiệt hại về vật chất .
2.2 Chủ thể của tội phạm cướp giật tài sản:
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Chủ thể của tội cướp giật tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Chủ thể của tội phạm trước hết bao gồm những người từ đủ 16 tuổi trờ lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và những người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi cướp giật tài sản trong trường hợp thuộc Khoản 2 Điều 139, Khoản 3, Khoản 4 Bộ luật hình sự 1999.
2.3 Mặt chủ quan của tội phạm:
Dấu hiệu lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Lỗi của người phạm tội cướp giật tài sản là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản, người phạm tội biết mình có hành vi công khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của người khác, thấy trước hậu quả nguy hiểm do hành vi của mình gây ra nhưng lại mong muốn hậu quả đó xảy ra, mong muốn thực hiện trọn vẹn quá trình phạm tội. Trong mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản, ngoài lỗi là dấu hiệu bắt buộc còn có động cơ và mục đích phạm tội. Động cơ của tội cướp giật tài sản được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách cố ý.
Mục đích của tội cướp giật tài sản là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.
3. Khung hình phạt
Khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự 1999 qui định: “Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm”. Như vậy, một người thực hiện hành vi chiếm đoạt công khai, nhanh chóng tài sản của người khác trong điều kiện thông thường thì sẽ bị áp dụng mức phạt tù từ một năm đến năm năm. Trong đó, tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị dưới 50 triệu đồng. Bởi theo quy định của Khoản 2 Điều 136 Bộ luật hình sự 1999: nếu tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên đến dưới 200 triệu đồng thì sẽ bị áp dụng mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất Khoản 2 Điều 136 Bộ luật hình sự 1999 qui định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến 10 năm ”.
2. Cướp giật tài sản đi tù bao nhiêu năm?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, Xin cho em hỏi em có người em đã đủ 18 tuổi đã thực hiện hành vi giật 60 tờ vé số và xô ngã người bán vé số nhưng không gây thương tích gì, gia đình em đã bồi thường lại số vé số đó tương đương số tiền 600 trăm ngàn đồng, và chi tiền thuốc men thêm 400 trăm ngàn đồng, bên bị hại cũng đã không truy cứu và làm đơn bãy nại nhưng công an hình sự huyện đã bắt giam và đợi ra tòa. Vậy trương hợp em của em sẽ bị xử lý như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này, bạn đã có hành vi cướp giật để chiếm đoạt tài sản của người khác, vi phạm qui định của pháp luật theo qui định tại điều 136 Bộ luật hình sự về tội cướp giật tài sản:
Điều 136, “Bộ luật hình sự năm 2015” (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định:
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Như vậy, phụ thuộc vào mức độ gây tổn thương tới sức khỏe người bị hại mà tòa sẽ đưa ra quyết định hình phạt đối với hành vi cướp giật mà bạn gây ra.
3. Thế nào là cướp giật tài sản?
Thời gian gần đây, tình trạng tội phạm ngày càng gia tăng đặc biệt là cướp giật tài sản rất manh động, táo tợn và man rợ, gây hoang mang cho nhân dân. Trong bộ luật hình sự của Việt Nam có quy định về cướp giật tài sản như thế nào?
Tội cướp giật tài sản được quy định tại điều Điều 136 Bộ luật hình sự 1999. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Trong tội cướp giật tài sản, hành vi chiếm đoạt được thực hiện bằng hình thức: công khai và nhanh chóng. Hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản mang tính chất công khai và nhanh chóng chiếm đoạt, có hành vi khách quan là lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu tài sản, người pham tội nhanh chóng tiếp cận chủ sở hữu tài sản để chiếm đoạt và lẩn tránh. Đây là những dấu hiệu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định tội, xác định trách nhiệm hình sự một cách đúng đắn. Tính nguy hiểm khách quan của tội phạm là ở chỗ, tội phạm đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Sự gây thiệt hại này là một trong những nội dung biểu hiện của yếu tố mặt khách quan của tội phạm. Đó là hậu quả nguy hiểm cho xã hội – hậu quả của hành vi khách quan. Như vậy, hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi khách quan phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Trong tội cướp giật tài sản, hậu quả nguy hiểm cho xã hội trực tiếp là những thiệt hại về vật chất .
Chủ thể của tội phạm cướp giật tài sản: chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Chủ thể của tội cướp giật tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Chủ thể của tội phạm trước hết bao gồm những người từ đủ 16 tuổi trờ lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và những người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi cướp giật tài sản trong trường hợp thuộc Khoản 2 Điều 139, Khoản 3, Khoản 4 Bộ luật hình sự 1999.
Đối với tội cướp giật tài sản, mặt chủ quan của tội phạm gồm dấu hiệu lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Lỗi của người phạm tội cướp giật tài sản là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản, người phạm tội biết mình có hành vi công khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của người khác, thấy trước hậu quả nguy hiểm do hành vi của mình gây ra nhưng lại mong muốn hậu quả đó xảy ra, mong muốn thực hiện trọn vẹn quá trình phạm tội. Trong mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản, ngoài lỗi là dấu hiệu bắt buộc còn có động cơ và mục đích phạm tội. Động cơ của tội cướp giật tài sản được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách cố ý. Mục đích của tội cướp giật tài sản là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.
Khung hình phạt cơ bản Khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự 1999 qui định: “Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm”. Như vậy, một người thực hiện hành vi chiếm đoạt công khai, nhanh chóng tài sản của người khác trong điều kiện thông thường thì sẽ bị áp dụng mức phạt tù từ một năm đến năm năm. Trong đó, tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị dưới 50 triệu đồng. Bởi theo quy định của Khoản 2 Điều 136 Bộ luật hình sự 1999: nếu tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên đến dưới 200 triệu đồng thì sẽ bị áp dụng mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất Khoản 2 Điều 136 Bộ luật hình sự 1999 qui định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến 10 năm ”. Các tình tiết tăng nặng bao gồm:
1. Phạm tội có tổ chức Theo khoản 3 Điều 20
Nhóm phạm tội được hình thành do một hoặc một số người đứng ra rủ rê, tập hợp với phương hướng hành động có tính chất lâu dài, bền vững. Trong nhóm tồn tại quan hệ chỉ chuy thống nhất, quan hệ phục tùng, đều coi và sử dụng tổ chức phạm tội như một công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội của mình.
(2) Nhóm phạm tội có sự tính toán kỹ lưỡng, chuẩn bị đầy đủ phương tiện cũng như thủ đoạn tinh vi, xảo quyết, hậu quả mà nhóm gây ra thường là lớn, nguy hiểm cho xã hội. Trong nhóm cướp giật tài sản thường có sự phân công công việc rõ ràng như: người làm nhiệm vụ thực hiện hành vi cướp giật, người quan sát, người thực hiện ngăn cản sự truy đuổi…có sự tính toán kỹ lưỡng để việc phạm tội được tiến hành trót lọt. Như vậy, phạm tội có tổ chức có tính chất nguy hiểm cao hơn so với phạm tội thông thường nên luật hình sự, coi đây là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điểm a, Khoản 1, Điều 48 Bộ luật hình sự 1999).
4. Những lưu ý đối với cấu thành tội cướp giật tài sản
Tội cướp giật tài sản là một trong những tội thuộc nhóm xâm phạm quyền sở hữu nhằm chiếm đoạt tài sản có tính chất công khai, nhanh chóng
*Đặc điểm cấu thành tội phạm
-Khách thể của tội phạm: quan hệ sở hữu
-Mặt khách quan của tội phạm: là hành vi chiếm đoạt tài sản có tính chất công khai, nhanh chóng lợi dụng sơ hở của nạn nhân nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt, nhanh chóng tẩu thoát để chiếm đoạt tài sản
-Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
*Những lưu ý về cấu thành tội:
-Đối tượng tác động cướp giật thường là những tài sản nhỏ gọn mà nạn nhân mang hoặc xách..Thường là những tài sản có thể sử dụng để nhanh chóng chạy thoát.
-Nhanh chóng tẩu thoát là đặc điểm thường thấy đối với tội này
-Thủ đoạn thường dùng rất nguy hiểm: giật tài sản khi đi xe máy, có thể hành hung, dùng sức mạnh để gây thương tích, nhằm tẩu thoát.
-Cũng coi là phạm tội này nếu người phạm tội có tác động vào thân thể nạn nhân để chiếm đoạt tài sản nhưng không gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của nạn nhân.
-Cũng coi là phạm tội này nếu người phạm tội có hành vi gian dối nhưng chỉ để tiếp cận tài sản hoặc tiếp cận người có tài sản hoặc chỉ là để cách ly người có tài sản khỏi hoàn cành cụ thế.
5. Cơ sở pháp lý của tội cướp giật tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi cơ sở pháp lý của tội cướp giật tài sản là gì? Hành vi khách quan và chủ thể của tội cướp giật tài sản được quy định như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Điều 136 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung quy định:
“1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.”
Theo quy định của pháp luật hình sự, các yếu tố cấu thành tội phạm cướp giật bao gồm:
* Về hành vi khách quan:
– Khoản 1 Điều 136 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung không quy định cụ thể như thế nào là cướp giật tài sản, tuy nhiên dựa vào lý luận khoa học hình sự cũng như thực tiễn các vụ án đã xảy ra thì có thể hiểu hành vi cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của người khác (lợi dụng thời điểm chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản không chú ý), công khai, nhanh chóng giật lấy tài sản của người đó mà không cần dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực hay dùng bất cứ thủ đoạn nào khác để uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản…sau đó nhanh chóng tẩu thoát cùng tài sản chiếm đoạt được.
Có thể nói, yếu tố bất ngờ, công khai là yếu tố đặc trưng của tội phạm này. Đồng thời, hành vi tẩu thoát sau khi thực hiện việc cướp giật là một đặc trưng của tội cướp giật tài sản, nhưng không phải là dấy hiệu bắt buộc.
– Ngoài ra, đây là tội phạm có cấu thành hình thức, chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi là đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm mà không cần quan tâm xem tài sản bị cướp giật có giá trị bao nhiêu. Ví dụ: cướp giật tài sản có trị giá 5000 đồng cũng đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc cướp giật túi xách nhưng bị chủ sở hữu đuổi theo và lấy lại được, mặc dù, người cướp giật chưa lấy được tài sản nhưng vẫn đủ yếu tố cấu tội phạm này…
– Cũng cần lưu ý là nếu trong quá trình giật tài sản, người quản lý tài sản chống trả lại hành vi cướp giật mà người có hành vi phạm tội lại dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực…để lấy tài sản đó thì hành vi đó sẽ trở thành tội cướp tài sản theo Điều 133 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung.
* Về chủ thể:
Tại Điều 12 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
“2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Theo đó, đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 136 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung thì cá nhân thực hiện hành vi vi phạm phải đủ 16 tuổi trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Còn đối với các quy định tại khoản 2, 3, 4 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung, người đủ 14 tuổi phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
* Về mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý với mục đích chiếm đoạt tài sản. Trong đó mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc để định tội danh.
* Hình phạt:
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung, người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi cướp giật tài sản có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Nếu người phạm tội chưa đạt theo Điều 18 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung (có hành vi cướp giật tài sản nhưng không cướp giật được…) thì phải chịu tối đa 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định (theo Khoản 3 Điều 52 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung).
Chẳng hạn, người phạm tội chưa đạt theo khoản 1 Điều 136 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung sẽ phải chịu tối đa là 3/4 × 5 năm = 3 năm 9 tháng tù.
– Trường hợp phạm tội thuộc khoản 2 Điều 136 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có tổ chức: là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Trong đó, ít nhất có người tổ chức, người thực hành…
+ Có tính chất chuyên nghiệp: Tại Mục 5 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn:
“5.1. Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích;
b) Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính…”.
+ Tái phạm nguy hiểm: Khoản 2 Điều 49 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung quy định:
“Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý”.
+ Dùng thủ đoạn nguy hiểm: là trường hợp người phạm tội đã có những thủ đoạn nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe nạn nhân như: giật túi xách khiến nạn nhân bị ngã; giật đồ khi nạn nhân đứng trên mạn thuyền làm nạn nhân ngã xuống nước…
+ Hành hung để tẩu thoát: là trường hợp sau khi đã giật được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi dùng vũ lực đối với người đuổi bắt để trốn thoát; tuy nhiên hành vi dùng vũ lực không gây ra thương tích hoặc nếu đã gây ra thì tỷ lệ thương tật chưa đến 11%. Nếu tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì tùy từng trường hợp có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, 3, 4 Điều 136 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung.
Trong trường hợp người phạm tội dùng vũ lực với mục đích giữ tài sản, nếu chứng minh được tình tiết vụ án chứng tỏ người phạm tội dùng vũ lực với mục đích chiếm giữ bằng được tài sản thì sẽ chuyển hóa thành tội cướp tài sản theo Điều 133 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
+ Gây hậu quả nghiêm trọng: là các trường hợp do hành vi cướp giật tài sản nên đã gây ra những thiệt hại khác ngoài những thiệt hại đã được quy định. Hậu quả nghiêm trọng có thể bao gồm: gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho nhiều người nhưng mỗi người dưới 11%, tuy nhiên tổng tỷ lệ thương tật là từ 11% đến 30%; những thiệt hại phi vật chất như gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tình hình trật tự an toàn khu vực, làm nhiều người sợ hãi không dám đi học, đi làm…
– Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
Luật sư
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;
+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
– Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Khi Tòa án áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung thì không được phạt quá 100 triệu đồng; có thể phạt dưới 10 triệu đồng nếu có tình tiết giảm nhẹ những không được thấp hơn 1 triệu đồng quy dịnh tại Điều 30 “