Trong quá trình xây dựng nhà cửa, việc phát sinh các vấn đề dẫn đến việc xây dựng sai so với thiết kế đã được phê duyệt cấp phép. Vậy việc xây dựng nhà ở sai thiết kế so với giấy phép đã được phê duyệt có được cấp quyền sở hữu nhà ở hay không? Cách giải quyết khi xây dựng nhà ở sai so với thiết kế cấp phép là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Cấp quyền sở hữu nhà khi xây dựng không đúng giấy phép:
- 2 2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở:
- 3 3. Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng thế nào?
- 4 4. Xây dựng nhà ở không đúng với Giấy phép xây dựng bị phạt thế nào?
- 5 5. Các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở:
1. Cấp quyền sở hữu nhà khi xây dựng không đúng giấy phép:
Căn cứ Khoản 1 Điều 31
Trong trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Do đó, để được cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở thì cần phải có giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây nhà ở cần phải xin giấy phép. Vì bạn xây nhà không đúng giấy phép; nên cần phải có xác định của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận: diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình; và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng thì mới được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Căn cứ Theo Điều 103 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ Là UBND cấp huyện.
Do đó, bạn cần đến UBND cấp huyện để xin xác nhận về việc công trình xây dựng không đúng giấy phép không không ảnh hưởng đến an toàn công trình; và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng. Sau đó bạn tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.
2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở:
– Đối với các đối tượng là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ngoài ra, cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cũng có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền.
Đối với các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam giao thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo khoản 2 Điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
– Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng
– Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
– Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế xây dựng điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
– 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng điều chỉnh triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng theo quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46 hoặc Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, cụ thể:
– Bộ phận một cửa cấp huyện đối với công trình, nhà ở riêng lẻ mà giấy phép xây dựng UBND cấp huyện cấp.
– Bộ phận một cửa cấp tỉnh (trung tâm hành chính công) đối với công trình mà giấy phép xây dựng do UBND cấp tỉnh cấp.
Lưu ý: Nếu địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận hồ sơ thì nộp trực tiếp tại cơ quan trước đây đã cấp giấy phép xây dựng.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.
– Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
Thời gian giải quyết: Trong thời gian 20 ngày đối với công trình, trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Xây dựng nhà ở không đúng với Giấy phép xây dựng bị phạt thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 6, điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau: Xử phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới tại nhà ở riêng lẻ.
Khi xây dựng nhà ở thì phải xây dựng đúng theo thiết kế được ghi trong giấy phép xây dựng không được tự ý mở rộng phạm vi xây dựng hay có các thay đổi so với thiết kế đã được cấp phép.
Do đó, đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị không đúng với giấy phép xây dựng, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 30 triệu – 40 triệu đồng.
Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ nhà, phần nhà ở xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp.
Tuy nhiên, trường hợp xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng thì không bị coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp.
5. Các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở:
Cụ thể, Điều 35
– Nhà ở, công trình gắn liền với đất mà thửa đất đó không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
– Nhà ở hoặc công trình xây dựng khác được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng bằng vật liệu tranh tre, nứa, lá, đất;
– Công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính;
– Nhà ở, công trình gắn liền với đất đã có thông báo hoặc quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc đã có thông báo, quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Nhà ở, công trình được xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng;
– Nhà ở, công trình xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng;
– Nhà ở, công trình tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Nghị định này có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật về xây dựng
– Nhà ở, công trình thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp nhà ở, công trình đã được xác định là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
– Nhà ở, công trình gắn liền với đất không thuộc trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 31 (chứng nhận quyền sở hữu nhà ở), 32 (chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà) của Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
– Nhà ở, công trình tạo lập do chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.
Các văn bản pháp luật đươc sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng sửa đổi 2020;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
– Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.