Xuất bản phẩm không kinh doanh thì được hiểu chính là những xuất bản phẩm được sử dụng nội bộ; quà tặng, quà biếu; hoặc các mục đích khác mà cụ thể là không kinh doanh.
Mục lục bài viết
1. Xuất bản phẩm không kinh doanh là gì?
1.1. Xuất bản phẩm là gì?
Căn cứ theo quy định của
Theo đó thì xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức như là sách in, sách chữ nổi, tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp, các loại lịch, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
Cụ thể đối với xuất bản phẩm dưới dạng sách thì trên trên bìa một của sách đó phải ghi các thông tin như là thông tin về tên sách, tên tác giả hoặc người biên soạn, người chủ, họ tên người dịch, người phiên âm; tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản; tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản; họ tên người hiệu đính; năm xuất bản, số thứ tự của tập; đối với sách dịch, phải ghi tên nguyên bản; nếu dịch từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản thì phải ghi rõ dịch từ ngôn ngữ nào;
Còn đối với xuất bản phẩm không phải là sách thì phải ghi các thông tin như là thông tin về tên xuất bản phẩm; tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản; tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản, số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; số lượng in, tên và địa chỉ cơ sở in
Tóm lại, từ các quy định nêu trên ta rút ra được kết luận rằng xuất bản phẩm chính là việc quản lý riêng theo pháp luật về xuất bản đối với các tài liệu mang kiến thức, thông tin về các lĩnh vực trong cuộc sống.
1.2. Xuất bản phẩm không kinh doanh là gì?
Như đã phân tích ở trên thì ta đã nắm được xuất bản sản phẩm là gì, từ đó có thể hiểu kinh doanh xuất bản sản phẩm chính là kinh doanh những tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được cấp giấy phép xuất bản. Còn xuất bản phẩm không kinh doanh thì được hiểu chính là những xuất bản phẩm được sử dụng nội bộ; quà tặng, quà biếu; hoặc các mục đích khác mà cụ thể là không kinh doanh.
Tóm lại, xuất bản phẩm không kinh doanh là những xuất bản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh mà chỉ để phục vụ vào những công việc riêng.
2. Quy định về cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh?
2.1. Tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản gồm những gì?
Để xác định được những tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản thì ta sẽ căn cứ theo quy định tại điều 12
2.2. Thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh:
Việc cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh được giao cho cơ quan có thẩm quyền nhất định theo quy định của pháp luật. Theo đó, để xác định về thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh thì ta căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật xuất bản.
Theo quy định này thì ta xác định được như sau;
Thứ nhất, thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở trung ương và tổ chức nước ngoài thuộc về Bộ Thông tin và Truyền thông
Thứ hai, thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở trung ương thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Thứ ba, sau khi có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền thì cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép xuất bản đối với tài liệu của các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân. Cụ thể là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép.Theo đó, việc cấp giấy phép xuất bản phẩm tài liệu không kinh doanh theo quy định cụ thể nêu trên.
2.3. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh
Theo quy định của
Một là, đơn đề nghị cấp giấy phép;
Hai là, bản thảo tài liệu in trên giấy hoặc một bản thảo lưu trong thiết bị lưu trữ điện tử với định dạng không cho phép can thiệp, sửa đổi
Lưu ý:
– Đối với bản thảo tài liệu in trên giấy thì phải có đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản tại trang đầu và giáp lai giữa các trang bản thảo
– Đối với trường hợp tài liệu không kinh doanh xuất bản dạng điện tử thì nộp một bản thảo điện tử có chữ ký số của thủ trưởng cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép xuất bản;
– Đối với tài liệu bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam phải kèm theo bản dịch tiếng Việt có đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như đã nêu trên thì theo quy định của Nghị định số 195/2013/NĐ-CP, để đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh người đề nghị có thể nộp hồ sơ trực tiếp đến Cục Xuất bản, in và Phát hành hoặc Sở hoặc nộp qua đường bưu chính.
Ngoài ra, ở thời điểm hiện tại thì người đề nghị còn có thể nộp hồ sơ thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến bang hình thực mạng internet. Tuy nhiên, đối với trường hợp nộp hồ sơ qua mạng Internet, tức là nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến thì người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh phải có chứng thư số của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép để xác nhận trên toàn bộ hồ sơ.
Đồng thời, đối với việc nộp qua E-mail phải là bản scan từ bản giấy có định dạng không cho phép can thiệp, sửa đổi có chữ ký, đóng dấu như bản giấy và thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng thông tin điện tử của Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở về cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh
Theo quy định thì Sở Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép xuất bản trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Sau đó, Sở Thông tin và Truyền thông phải đóng dấu vào 03 bản thảo tài liệu và lưu lại 01 bản, hai bản trả lại cho cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép;
Trường hợp nếu hồ sơ không đầy đủ hợp lệ thì Sở Thông tin và Truyền thông phải trả lời bằng văn bản hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung các giấy tờ tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ. Nếu không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xuất bản