Quy định về Giấy chứng nhận số nhà? Quy định về gắn biển số nhà cho nhà mặt đường, nhà trong ngõ, nhà trong ngách, nhà trong hẻm? Thủ tục cấp giấy chứng nhận số nhà?
Như chúng ta đã biết, Ở Việt Nam biển số nhà rất phổ biến, và số nhà còn đóng vai trò trong các trường hợp như tìm địa chỉ, các dịch vụ bưu điện, chuyển phát hàng hóa hay góp phần quan lý dân cư dễ dàng hơn thay vì tra cứu từng thông tin dân cư thì có thể dễ ràng hơn trong việc tra cứu bằng số nhà. Vậy Giấy chứng nhận số nhà là gì? Thủ tục cấp giấy chứng nhận số nhà cụ thể như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Quyết định 04/2014/QĐ-UBND TP Hà nội quy chế đánh số nhà và biển chỉ dẫn công cộng trên địa bàn thành phố Hà nội
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về Giấy chứng nhận số nhà:
1.1. Giấy chứng nhận số nhà là gì?
Như vậy, giấy chứng nhận số nhà là mẫu giấy để cho các cơ quan có thẩm quyền chứng nhận về số nhà cho các hộ dân, các cá nhân, để thuận tiện trong việc quản lý dân cư và sinh hoạt đời sống xã hội của người dân
1.2. Thẩm quyền quản lý số nhà, đánh số và cấp chứng nhận số nhà:
– Thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan quản lý nhà nước về số nhà, chỉ đạo chung về công tác đánh số, gắn biển số nhà trên địa bàn Thành phố. Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Xây dựng là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đánh số, gắn biển số nhà, biển chỉ dẫn công cộng theo quy định
– Ủy ban nhân dân phường, xã, và thị trấn là cơ quan trực tiếp thực hiện công tác đánh số, gắn biển số nhà, biển chỉ dẫn công cộng theo địa bàn phường, xã, thị trấn; trao Giấy chứng nhận số nhà cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo địa bàn quản lý theo quy định
Theo đó, có thể thấy dựa trên các căn cứ nêu trên thì việc quản lý số nhà và đánh số nhà theo quy định của pháp luật đã có quy định cụ thể, Đối với từng truong hợp tại các địa phương khác nhau sẽ có các thẩm quyền tương ứng, các cơ quan có thẩm quyền cấp biến số nhà thực hiện cấp biển số theo quy định về trình tự, thủ tục liên quan và kịp thời thay thế các biển số đã cũ, lắp nhầm số hay cấp cho những hộ, cá nhân sinh sống tại khu vực chưa có biển số nhà
2. Quy định về gắn biển số nhà cho nhà mặt đường, nhà trong ngõ, nhà trong ngách, nhà trong hẻm:
2.1. Gắn biển số nhà cho nhà mặt đường, nhà trong ngõ, nhà trong ngách, nhà trong hẻm:
Như chúng ta đã biết thì gắn biển số nhà theo quy định là việc Mỗi nhà được gắn 01 biển số nhà. dối với các Trường hợp một nhà có nhiều cửa ra vào từ nhiều đường, phố, ngõ, ngách, hẻm khác nhau thì biển số nhà được gắn ở cửa chính. Nếu nhà có cửa chính ở tại góc hai đường, phố, ngõ, ngách, hẻm thì nhà đó được đánh số và gắn biển theo đường, phố, ngõ, ngách, hẻm có mặt cắt ngang lớn hơn theo quy định của pháp luật
Biển số nhà theo quy định sẽ được gắn tại cửa đi sát hè hoặc đường theo quy định để thuận tiện quan sát (đối với đường không có vỉa hè) thì phía trên giữa cửa đi chính hoặc được gắn tại tường bên trái (theo chiều từ ngoài nhìn vào nhà), và để biển số nhà cạnh cửa đi chính của ngôi nhà, Đối với các trường hợp ở vị trí chiều cao là hai mét (2m) tính từ vỉa hè hiện có, trường hợp đường không có vỉa hè hoặc nhà trong ngõ, các ngách, hay hẻm thì chiều cao 2m được tính từ mặt đường, ngõ, ngách, hẻm hiện có theo quy định của pháp luật
Đối với các Trường hợp nhà có hàng rào sát hè hoặc đường thì biển số nhà được gắn tại cột trụ cổng chính và, với phía bên trái (theo chiều từ phía ngoài vào nhà) ở độ cao là hai mét (2m) tính từ vỉa hè hiện có, trường hợp đường không có vỉa hè hoặc nhà có hàng rào trong ngõ, và ngách, các hẻm thì chiều cao 2m được tính từ mặt đường, ngõ, ngách, hẻm hiện có theo quy định của pháp luật
2.2. Gắn biển số căn hộ của nhà chung cư:
– 2 chữ số hàng chục và hàng đơn vị chỉ số căn hộ. 2 chữ số hàng nghìn và hàng trăm chỉ tầng nhà có căn hộ đó.
Ví dụ: căn hộ chung cư có số 1101
– Nếu nhà chung cư có 1 cầu thang ở giữa, hành lang ở giữa hoặc không có hành lang thì chiều đánh số theo chiều quay kim đồng hộ, bắt đầu từ căn hộ đầu tiên bên trái của người bước lên tầng nhà đó. Nghĩa là: căn hộ chung cư này ở tầng thứ 11 và căn hộ số 01.
– Nếu nhà chung cư có nhiều cầu thang thì chọn cầu thang tiếp giáp với lối đi vào.
– Đánh số tầng nhà chung cư theo quy tắc lấy chiều từ tầng dưới lên trên, bắt đầu từ tầng 1 (không tính tầng hầm) theo dãy số tự nhiên (1, 2, 3…n). Có thể đặt tầng trệt thay cho tầng 1, khi đó tầng tiếp theo sẽ là tầng 1, tầng 2,…tầng n-1.
– Đối với tầng hầm thì theo nguyên tắc lấy chiều từ tầng hầm trên cùng xuống tầng hầm phía dưới, bắt đầu từ tầng hầm gần nhất tầng 1 hoặc tầng trệt theo dãy số tự nhiên (1, 2, 3,…n), để phân biệt với tầng nhà và tầng hầm thì thêm ký hiệu N hoặc H trước số tầng. Ví dụ tầng N1, N2, N3…hoặc H1, H2, H3…
2.3. Gắn biển tên ngõ, ngách, hẻm và tên ngôi nhà trong khu nhà, nhóm nhà, tên tầng nhà, tên cầu thang; biển sơ đồ khu nhà, nhóm nhà:
– Đối với gắn tên Biển tên ngõ, ngách, hẻm được gắn tại: điểm đầu, điểm cuối của ngõ ngách, hẻm; các điểm giao giữa các ngõ, ngách, hẻm (nếu có); các điểm gãy khúc trong ngõ, ngách, hẻm (nếu có). Trường hợp với các ngõ, ngách, hẻm cụt thì chỉ gắn tại điểm đầu, tại các điểm giao và tại các điểm gãy khúc (nếu có) theo quy định
– Biển tên ngõ, ngách, hẻm được gắn trên cột thép tròn Ø90 mm cao 2,5m kể từ mặt hè hoặc mặt ngõ, ngách, hẻm (không kể phần cột chôn ngầm). và Căn cứ theo Tùy từng vị trí cụ thể, có thể được phép gắn biển tên ngõ, ngách, hẻm vào tường nhà có vị trí dễ quan sát thuận tiện đối với biển số nhà
– Biển tên ngôi nhà trong nhóm nhà được gắn trên tường của mặt đứng chính và hai bức tường đầu hồi của ngôi nhà. Tại mặt đứng, biển được đặt tại vị trí tầng 1 trong trường hợp nhà một tầng và tại tầng 2 trong trường hợp nhà nhiều tầng. và Tại bức tường đầu hồi, biển được đặt tại vị trí có độ cao bằng hai phần ba chiều cao nhà trong trường hợp nhà cao từ mười bảy mét (17m) trở xuống và chín mét (9m) trong trường hợp nhà cao trên mười bảy mét theo quy định
– Biển số tầng nhà được gắn tại giữa mảng tường chân cầu thang hoặc giữa mảng tường của lồng cầu thang của mỗi tầng. Vị trí đặt biển có độ cao là hai mét (2m) tính từ sàn của tầng nhà tương ứng.
– Biển số cầu thang được gắn tại mảng tường phía trên chính giữa cổng đơn nguyên có cầu thang đó theo quy định
– Biển sơ đồ khu nhà và nhóm nhà được đặt tại một góc của khu nhà, nhóm nhà trên vỉa hè, đường (đối với đường chưa có vỉa hè) gần lối ra vào khu nhà nhóm nhà đó và được cấu tạo bằng khung thép L 30×30 và gắn trên cột thép Ø90 mm
3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận số nhà:
Bước 1: Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận số nhà là chủ sở hữu nhà đã được đánh số, gắn biển số nhà theo Quy chế này kể cả trường hợp trước đây đã đánh số nhà nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận số nhà. Trường hợp nhà thuộc sở hữu nhà nước thì cấp cho cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng. Trường hợp nhà có nhiều chủ sở hữu thì mỗi chủ sở hữu được cấp riêng một Giấy chứng nhận số nhà theo biển số nhà đó.
Giấy chứng nhận số nhà được sử dụng khi cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức làm thủ tục liên quan đến địa chỉ, không có giá trị công nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng.
Bước 2: Quy cách, cách viết Giấy chứng nhận số nhà; mẫu sổ tổng hợp gắn biển số nhà, cấp Giấy Chứng nhận số nhà được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Quy chế này.
Bước 3: Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã cấp Giấy chứng nhận số nhà trong thời gian 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gắn xong biển số nhà, chuyển Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn trao cho đối tượng được cấp Giấy sau 5 (năm) ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận số nhà.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về các nội dung liên quan đến vấn đề Giấy chứng nhận số nhà là gì? Thủ tục cấp giấy chứng nhận số nhà? và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.