Đối với lực lượng cảnh sát điều tra, công tác điều tra là một trong những mặt công tác nghiệp vụ. Cơ quan cảnh sát điều tra là một đơn vị điều tra thuộc Bộ công an Việt Nam. Cùng tìm hiểu cảnh sát điều tra là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của cảnh sát điều tra?
Mục lục bài viết
1. Cảnh sát điều tra là gì?
Cảnh sát điều tra tên tiếng Anh là: “Investigate police”.
2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cảnh sát điều tra:
a) Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa;
– Giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm đối với các cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, cấp huyện trong cả nước; hướng dẫn các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện thẩm quyền điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004;
– Nghiên cứu, tổng hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra, xử lý các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cách sát điều tra trong Công an nhân dân; thực hiện công tác thống kê hình sự theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức nghiên cứu sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân;
– Quản lý các trại tạm giam thuộc cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác tạm giữ, tạm giam đối với các trại tạm giam, Nhà tạm giữ thuộc Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội:
+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự (sau đây gọi chung là tội phạm về trật tự xã hội) nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;
+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ:
+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại các Chương XVI, XVII, XXI của Bộ luật hình sự (sau đây gọi chung là tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ) nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;
+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy:
+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại Chương XVIII của Bộ luật hình sự nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;
+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về ma túy.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an:
Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Trực ban hình sự, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, phân loại và chuyển ngay cho các đơn vị có thẩm quyền giải quyết;
+ Quản lý con dấu của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an;
+ Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;
+ Giúp Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra một số vụ án thuộc thẩm quyền của cơ quan Cảnh sát điều tra khi thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thấy cần thiết.
+ Giúp Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thẩm định hồ sơ một số vụ án do các Cục Cảnh sát điều tra tiến hành điều tra trước khi chuyển Viện kiểm sát nhân dân;
+ Giúp Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
+ Tổng hợp, theo dõi chung về công tác truy nã;
+ Tổng kết, sơ kết công tác điều tra hình sự và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; thực hiện công tác thống kê hình sự theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý các trại tạm giam thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; hướng dẫn, chỉ đạo công tác tạm giam, tạm giữ đối với các Trại tạm giam, Nhà tạm giữ ở Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
– Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với các cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân ở địa bàn cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện thẩm quyền điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và Bộ Công an.
– Nghiên cứu, tổng hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội, trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm về ma túy, thực hiện công tác thống kê hình sự trên địa bàn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức nghiên cứu sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý các tội phạm về trật tự xã hội, trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm về ma túy trên địa bàn cấp tỉnh;
– Kiểm tra, hướng dẫn công tác tạm giữ, tạm giam đối với các Trại tạm giam, Nhà tạm giữ ở Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị trong Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội:
+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các Chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn cấp tỉnh.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ:
+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương XVI, XVII, XXI của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân) hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;
+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trên địa bàn áp tỉnh.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy:
+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XVIII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thì cần trực tiếp điều tra;
+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý các tội phạm về ma túy trên địa bàn cấp tỉnh.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh:
Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Trực ban hình sự, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, phân loại và chuyển ngay cho các đơn vị có thẩm quyền giải quyết.
+ Quản lý con dấu của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;
+ Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật trong hoạt động điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;
+ Giúp Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh tiến hành điều tra một số vụ án thuộc thẩm quyền khi Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh thấy cần thiết.
+ Giúp Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh thẩm định hồ sơ một số vụ án do các phòng Cảnh sát điều tra tiến hành điều tra trước khi chuyển Viện kiểm sát nhân dân;
+ Giúp Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, Phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự,
+ Tổng hợp, theo dõi chung về công tác truy nã trên địa bàn cấp tỉnh;
+ Tổng kết, sơ kết công tác điều tra hình sự và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực quản ]ý nhà nước của cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh; thực hiện công tác thống kê hình sự theo quy định của pháp luật;
+ Kiểm tra, hướng dẫn công tác tạm giữ, tạm giam đối với các Trại tạm giam, nhà tạm giữ ở Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
c) Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau sau:
– Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa;
– Nghiên cứu, tổng hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội, trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm về ma túy; thực hiện công tác thống kê tội phạm trên địa bàn cấp huyện theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức nghiên cứu sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý các tội phạm về trật tự xã hội, trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm về ma túy trên địa bàn cấp huyện;
– Kiểm tra, hướng dẫn công tác tạm giữ, tạm giam của Nhà tạm giữ ở Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội:
+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân;
+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn cấp huyện.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ:
+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương XVI, XVII, XXI của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân;
+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trên địa bàn cấp huyện.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy:
+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XVIII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện;
+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về ma túy trên địa bàn cấp huyện.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội điều tra tổng hợp cơ quan Cánh sát điều tra Công an cấp huyện
+ Trực ban hình sự, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, phân loại và chuyển ngay cho các đơn vị có thẩm quyền giải quyết;
+ Quản lý con dấu của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện;
+ Giúp Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện thẩm định hồ sơ một số vụ án do các đội Cảnh sát điều tra tiến hành điều tra trước khi chuyển Viện kiểm sát nhân dân;
+ Giúp Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, Phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
+ Tổng kết, sơ kết công tác điều tra hình sự và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện; thực hiện công tác thống kê hình sự theo quy định của pháp luật;
+ Tổng hợp, theo dõi chung về công tác truy nã trên địa bàn cấp huyện;
+ Kiểm tra, hướng dẫn công tác tạm giữ, tạm giam của Nhà tạm giữ ở Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
d) Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra
Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thì Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định; khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh thì Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quyết định; khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện thì Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện quyết định.
3. Vai trò của cảnh sát điều tra:
Cơ quan điều tra đã những có hoạt động điều tra cơ bản để phòng, chống tội phạm ngày càng được quan tâm. Đặc biệt là điều tra cơ bản phục vụ phòng, chống tội phạm theo chức năng của lực lượng Công an cơ sở đang đặt ra hết sức cấp thiết.
Thông qua công tác điều tra cơ bản, Công an cơ sở sẽ nắm chặt tình hình, từ đó cung cấp hỗ trợ tạo điều kiện cho việc triển khai các biện pháp, công tác nghiệp vụ khác.
Nhận thức được vai trò của hoạt động điều tra cơ bản đối với lực lượng cảnh sát điều tra trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và phòng, chống tội phạm, nhằm tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, đặc biệt là hoạt động điều tra cơ bản góp phần phục vụ việc thực hiện các hoạt động chuyên môn theo phạm vi chức năng, đồng thời làm cơ sở vững chắc tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện các biện pháp phòng, chống tội phạm và thu được những kết quả nhất định góp phần kiềm chế sự gia tăng tội phạm, giữ vững sự ổn định chính trị – xã hội ở địa bàn cơ sở phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: