Tạm giữ giấy phép lái xe là một trong những biện pháp được áp dụng khi cơ quan có thẩm quyền nhận thấy thật sự cần thiết để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Vậy cảnh sát cơ động có quyền tạm giữ giấy tờ xe không?
Mục lục bài viết
1. Cảnh sát cơ động có quyền tạm giữ giấy tờ xe không?
Theo Điều 3 Luật Cảnh sát cơ động năm 2022, cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, lực lượng này được thành lập giữ vai trò nòng cốt để thực hiện biện pháp vũ trang bao gồm sức mạnh tinh thần, thể chất, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị nghiệp vụ để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Xét về nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động thì tại Khoản 3 Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động đã ghi nhận: Cảnh sát cơ động có nhiệm vụ tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý hành vi vi phạm luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội; thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Với thẩm quyền này thì trong một số hành vi vi phạm của cá nhân khi tham gia giao thông thì lực lượng này có thể xử phạt vi phạm hành chính.
Khi tiến hành xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạt. Theo đó, việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
+ Mục đích việc tạm giữ giấy tờ xe hoặc phương tiện là để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
+ Ngoài ra, có căn cứ cho rằng nếu không tạm giữ sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nên để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính này thì có thể áp dụng quy định về tạm giữ phương tiện hoặc bằng lái xe;
+ Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định.
Lưu ý: Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.
Hiện nay, theo quy định tại khoản 3 Điều 74
– Xử lý hành vi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngày báo hiệu nguy hiểm theo quy định;
– Thực hiện việc bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư mà vi phạm về thời gian thực hiện là trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
– Vi phạm trong việc dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;
– Không tuân thủ quy định về dừng xe, đỗ xe như thực hiện dừng đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;
– Ngoài ra, hành vi vi phạm về việc dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của cảnh sát cơ động;
– Có hành vi mở cửa xe, để cửa xe mở không chú ý quan sát, không bảo đảm an toàn;
– Hoặc dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt;
– Địa điểm để xe dừng như trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước cũng sẽ bị xử phạt;
– Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe;
– Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe; đỗ xe;
– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;…
Như vậy, cảnh sát cơ động cũng được trao quyền hạn xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực giao thông nên việc tạm giữ giấy tờ xe cũng là cơ sở để làm căn cứ xử phạt.
2. Giấy phép lái xe bị Cảnh sát cơ động tạm giữ trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 125 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 Luật xử lý vi phạm hành chính thì có quy định về thười hạn tạm giữ giấy phép lái xe như sau:
– Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề sẽ không được quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trong một số trường hợp đặc biệt mà phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
– Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ;
Lưu ý: Việc xác định thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề sẽ được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Việc tạm giữ sẽ phải được người có thẩm quyền ban hành quyết định theo đúng trình tự, thủ tục kể cả đối với trường hợp kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Với quy định nêu trên, thì thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; thời hạn này có thể được kéo dài hơn tùy thuộc vào trường hợp nhất định. Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe được tính từ thời điểm giấy phép bị tạm giữ thực tế.
3. Bị CSCĐ tạm giữ bằng lái xe thì được tiếp tục lái xe không?
Khoản 2 Điều 82 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT 2022 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020);
Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm nhưng vẫn cố tình điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Như vậy, Khi bị tạm giữ bằng lái xe, người vi phạm vẫn được coi là có GPLX. Do đó, chủ sở hữu được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông như bình thường. Trường hợp đang chờ thời gian để giải quyết lỗi vi phạm thì có thể cung cấp giấy hẹn/biên bản xử phạt cho người có thẩm quyền kiểm tra giấy tờ để thay thế cho GPLX đang bị giam giữ. Người vi phạm phải đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm tránh trường hợp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính là không có bằng lái xe do quá thời hạn nộp phạt do lỗi ban đầu.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Cảnh sát cơ động năm 2022;
– Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT 2022 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 Luật xử lý vi phạm hành chính;
– Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013.
THAM KHẢO THÊM: