Thời gian gần đây, hoạt động cho vay tiền để đáo hạn ngân hàng diễn ra tại nhiều các địa phương khi mà nhiều người dân, doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Vậy cảnh báo thủ đoạn lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng:
Thời gian gần đây, hoạt động cho vay tiền để đáo hạn ngân hàng diễn ra tại nhiều các địa phương khi mà nhiều người dân, doanh nghiệp đang gặp khó khăn, không thể tự chuẩn bị nguồn tiền để trả nợ vay đúng hạn. Lợi dụng về hoạt động này, có nhiều đối tượng đã tự nhận là dịch vụ đáo hạn ngân hàng (hay còn gọi là trung gian đáo hạn ngân hàng) nhằm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đáng chú ý có nạn nhân bị lừa số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.
Thủ đoạn chung của những đối tượng này là lấy mác dịch vụ đáo hạn ngân hàng để đưa các nạn nhân “vào tròng”. Thông thường, những đối tượng lừa đảo sẽ tiếp cận những nạn nhân có mong muốn vay tiền để đáo hạn ngân hàng thông qua hình thức chạy quảng cáo trên Facebook, Zalo,… Sau khi các nạn nhân liên hệ tới chúng (những nạn nhân là người không có tiền để đáo hạn ngân hàng), chúng đã dùng mọi thủ đoạn để đánh vào tâm lý cần tiền của các nạn nhân để họ làm thủ tục vay tiền để đáo hạn ngân hàng. Tiếp theo đó, chúng khai thác thông tin của nạn nhân với lý do là lập hồ sơ vay. Cuối cùng, chúng liên hệ tới nạn nhân yêu cầu nạn nhân chuyển một khoản tiền trước để đảm bảo khoản vay hoặc các lý do khác khiến các nạn nhân tin rằng đó là thật. Đầu tiên, những khoản tiền chuyển trước là một khoản tiền khá nhỏ, dần dần số tiền chúng yêu cầu nạn nhân chuyển ngày càng tăng với các lý do khác nhau, nhưng vì tâm lý chung của các nạn nhân là tiếc những số tiền mình đã chuyển trước đó, cộng thêm là những lời “đường mật, hứa hẹn” của chúng nên đã đồng ý việc chuyển trước một khoản tiền cho chúng.
Hoặc có một thủ đoạn lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng nữa đó chính là đưa ra thông tin gian dối về việc vay tiền để làm đáo hạn ngân hàng nhằm chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Nạn nhân ở đây thường là bạn bè, người thân của người phạm tội. Thông thường, người phạm tội sẽ lợi dụng lòng tin của bạn bè, người thân mình và đưa ra thông tin là mình cần tiền làm đáo hạn ngân hàng, sau khi đáo hạn xong sẽ trả lại luôn cho nạn nhân, nhưng sau khi người phạm tội nhận được số tiền đó đã không thực hiện thủ tục đáo hạn (bởi thông tin mượn tiền để đáo hạn là không có thật) mà lại sử dụng số tiền đó cho các mục đích khác, ví dụ như trả nợ cho những người khác hoặc đánh bạc trái phép,…
Một ví dụ điển hình cho hành vi này, theo báo Tuổi trẻ đưa tin, vào ngày 21-7, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng tống đạt quyết định khởi tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với chị Võ Thị Quế Chi (36 tuổi, trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo các thông tin ban đầu, cuối năm 2019, do làm ăn thua lỗ, mất khả năng trả nợ, chị Chi đã đưa ra thông tin gian dối về việc vay tiền để làm đáo hạn ngân hàng nhằm để chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Như trường hợp ông H.Q.V, trước đó chị Chi được ông V cho vay 200 triệu đồng để kinh doanh, hằng tháng chị Chi trả lãi khoảng 8 triệu đồng. Do làm ăn bết bát, không có khả năng trả tiền, chị Chi nói dối là cần tiền làm đáo hạn ngân hàng để tiếp tục vay của ông V. Vì giữa hai bên là chỗ quen biết nên ông V không kiểm tra thông tin chị Chi đáo hạn cho ai, tại ngân hàng nào. Từ cuối năm 2019 đến cuối 2022, chị Chi nhiều lần nhận tiền của ông V, với tổng số tiền là gần 9,8 tỉ đồng. Số tiền có được, hằng tháng chị Chi dùng trả tiền gốc và lãi lại cho chính ông V. Theo đó, chị Chi trả tiền gốc hơn 6,9 tỉ đồng và lãi trên 1,9 tỉ đồng, hiện còn nợ ông V là 893 triệu đồng. Tương tự, từ tháng 7-2020 đến ngày 31-10-2022, chị Chi đã nhận của bà H.L (trú Đà Nẵng) 8,3 tỉ đồng. Số tiền này chị Chi cũng dùng để trả tiền gốc và tiền lãi, hiện còn nợ bà L là hơn 1,2 tỉ đồng. Chị Chi bị cáo buộc là đã có hành vi đưa ra thông tin gian dối về việc vay tiền để làm đáo hạn ngân hàng nhằm mục đích chiếm đoạt của ông V và bà L với tổng số tiền hơn 18 tỉ đồng. Sau đó, chị Chi sử dụng chính số tiền này để trả tiền gốc và tiền lãi cho các bị hại.
2. Hình phạt đối với người có hành vi lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng:
Người nào có hành vi lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng sẽ phải đối diện với một trong các hình phạt sau:
2.1. Phạt cải tạo không giam giữ:
Căn cứ khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 thì người nào có hành vi lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
2.2. Phạt tù:
Người nào có hành vi lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng sẽ phải đối diện với hình phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân, cụ thể:
– Tù có thời hạn: Tù có thời hạn là buộc người bị kết án (hành vi lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng) phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Người có hành vi lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng sẽ phải chấp hành hình phạt tù với số năm tù như sau:
+ Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: người nào có hành vi lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
++ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
++ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
++ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
++ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
+ Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: người nào có hành vi lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
++ Có tổ chức;
++ Có tính chất chuyên nghiệp;
++ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
++ Tái phạm nguy hiểm;
++ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
++ Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
+ Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: người nào có hành vi lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
++ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
++ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
+ Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: người nào có hành vi lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
++ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
++ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Tù chung thân: Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội (có hành vi lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng) đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Người nào có hành vi lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể sẽ bị tuyên hình phạt tù chung thân:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
2.3. Hình phạt bổ sung:
Người nào có hành vi lừa đảo vay tiền để đáo hạn ngân hàng sẽ có thể bị áp dụng một hoặc một số các hình phạt bổ sung sau:
– Phạt tiền: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
– Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
– Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017.