Đi cùng với những lợi ích của thời đại công nghệ 4.0 mang lại, mọi cá nhân trong xã hội đề phải đối mặt với thực trạng rò rỉ thông tin cá nhân, hình ảnh cá nhân trên nền tảng mạng Internet hiện nay, đặc biệt là các hình ảnh nhạy cảm, hình ảnh nóng hiện nay. Đa số người bị hại trong trường hợp này đều tỏ ra lúng túng và lo sợ không biết nên giải quyết như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những việc bạn cần làm khi bị đe dọa tung ảnh nóng lên mạng xã hội.
Mục lục bài viết
1. Những việc cần làm khi bị đe dọa tung ảnh nóng lên mạng xã hội:
Theo khoản 22 Điều 3
Bước 1: Đầu tiên, bản thân người bị đe dọa phải giữ bình tĩnh, kiểm tra lại tính xác thực của bức hình bị đe dọa (bức hình đó có phải là hình ảnh của mình hay không). Người bị hại cần chấn an, không kích động với lời đe dọa của thủ phạm, không vội vàng làm theo, tin lời của thủ phạm. Việc người bị hại mất bình tĩnh, hoang mang, lo sợ rất có thể đã tạo điều kiện để thủ phạm dắt mũi và tiếp tục thực hiện hành vi đe dọa của người bị hại.
Bước 2: Giữ bình tĩnh thương lượng để kéo dài thời gian phân tán sự tập trung làm cho thủ phạm không cảnh giác. Trong trường hợp người bị hại xác nhận được hình ảnh mang ra để đe dọa là sự thật, có thật trên thực tế, thì trong giai đoạn này người bị hại cần tỏ thái độ sẵn sàng chấp nhận yêu cầu của thủ phạm và có tính hợp tác với mong muốn của thủ phạm. Nếu làm tốt Bước này, người bị hại sẽ kéo dài được thời gian thực hiện hành vi đe dọa tung ảnh nóng lên mạng xã hội.
Bước 3: Lập tức trình báo cho cơ quan điều tra. Người bị hại cần kịp thời trình bày vụ việc lên cơ quan công an, nhanh chóng tìm đến sự trợ giúp của lực lượng công an nơi mình sinh sống. Việc này cần phải được thực hiện cẩn thận, bí mật, khéo léo tránh để thủ phạm biết được thông tin về việc trình báo. Việc người bị hại để lọt thông tin trình báo cho cơ quan điều tra khiến thủ phạm biết được thông tin này sẽ có thể là nguy hiểm lớn đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại.
Như vậy, trong trường hợp bị đe dọa tung ảnh nóng, hình ảnh riêng tư nhạy cảm của cá nhân lên mạng xã hội thì người bị hại cần bình tĩnh, xử lý tình huống khéo léo, kịp thời trình báo cho cơ quan công an nơi xã, phường/ quận gần nhất để được giúp đỡ, kịp thời giải quyết ngăn chặn hành vi đe dọa tung ảnh nóng lên mạng xã hội và bảo vệ bản thân mình trước hành vi vi phạm pháp luật này.
2. Tố cáo hành vi đe dọa tung ảnh nóng lên mạng xã hội ở đâu?
Tố cáo là việc cá nhân phát hiện và trình báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội. Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định, trong trường hợp cá nhân bị người khác đe dọa tung ảnh nóng, hình ảnh cá nhân nhạy cảm lên mạng xã hội thì người bị tung ảnh nóng có thể gửi đơn tố giác tội phạm hoặc tố giác trực tiếp đến Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an cấp huyện hoặc Viện kiểm sát cùng cấp, nơi có tội phạm cư trú hoặc nơi diễn ra hành vi phạm tội. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nêu trên sẽ tiến hành vào cuộc điều tra, xác minh thông tin và làm rõ vụ việc. Nếu trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra nhận thấy có tồn tại hành vi của một cá nhân bất kỳ đe dọa tung ảnh nóng của người khác lên mạng xã hội với bất kỳ mục đích gì thì người thực hiện hành vi này vẫn sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật có liên quan đến hành vi vi phạm.
3. Hành vi đe dọa tung ảnh nóng lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của cá nhân mình và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Vì vậy, việc dùng hình ảnh cá nhân, hình ảnh nhạy cảm để đe dọa người khác là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị phạt hành chính đối với hành vi đe dọa tung ảnh nóng của người khác lên mạng xã hội. Ngoài ra, nếu hành vi đủ để cấu thành tội phạm thì thủ phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh có liên quan đến hành vi đe dọa tung ảnh nóng của người khác lên mạng xã hội.
3.1. Xử phạt hành chính:
Căn cứ khoản điểm h 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 02 năm 2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định: Cá nhân nào thực hiện hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Như vậy, theo quy định tại Nghị định nói trên, hành vi đe dọa tung ảnh nóng của người khác có thể bị phạt hành chính mức cao nhất là 20.000.000 đồng.
3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Trường họp nếu tính chất của hành vi đe dọa tung ảnh nóng của người khác lên mạng xã hội đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì thủ phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc và mục đích phạm tội, như đe dọa để trả thù, đe dọa để tống tiền,… người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự về các tội khác nhau:
Thứ nhất, nếu mục đích đe dọa tung ảnh nóng của người khác lên mạng xã hội để tống tiền, chiếm dụng tài sản trái phép của người khác, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Căn cứ vào quy định trên, người nào thực hiện hành vi đe dọa tung ảnh nóng, ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội có thể bị phạt tù đến 20 năm, ngoài ra còn áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu tài sản.
Thứ hai, nếu mục đích đe dọa tung ảnh nóng, hình ảnh cá nhân nhạy cảm không phải vì mục đích tống tiền, chiếm đoạt tài sản mà là để thực hiện hành vi ép người bị hại quan hệ trái ý muốn thì thủ phạm sẽ có thể phạm phải tội cưỡng dâm. Căn cứ theo Điều 143 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định, người phạm tội cưỡng dâm có thể bị phạt từ đến 18 năm. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, trong trường hợp thực hiện cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, người phạm tội có thể bị phạt từ lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Thứ ba, nếu mục đích nhắn tin đe dọa đăng hình ảnh nóng của người khác lên mạng xã hội chỉ nhằm mục đích hạ thấp danh dự, uy tín, làm nhục người bị hại, trong trường hợp này, người thực hiện hành vi vi phạm có thể phạm tội làm nhục người khác. Căn cứ theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Trong trường hợp sử dụng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 số 101/2015/QH13;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 số
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 02 năm 2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
– Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 7 năm 2013 Về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.