Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. Theo Điều 30 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định:
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
Theo Điều 30 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006:
“Điều 30. Căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:
1. Tiêu chuẩn quốc gia;
2. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
3. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.”
Các căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
Thứ nhất, Tiêu chuẩn quốc gia.
Tiêu chuẩn quốc gia là một trong hai hệ thống tiêu chuẩn ở nước ta hiện nay. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN: do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.
Tiêu chuẩn quốc gia có thể được áp dụng bằng hình thức gián tiếp thông qua quy chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra, pháp luật còn “ưu tiên sử dụng tiêu chuẩn quốc gia một cách thích hợp trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động kinh tế – xã hội khác” (điểm 1.2.2 điều 1 mục III Thông tư 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 09 năm 2007 hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn).
Tiêu chuẩn quốc gia được xem là căn cứ đầu tiên khi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.
Thứ hai, Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài.
Tiêu chuẩn quốc tế là tiêu chuẩn do một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hoặc tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố.
Tiêu chuẩn khu vực là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn khu vực hoặc tổ chức khu vực có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn công bố.
Tiêu chuẩn nước ngoài là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn (hiệp hội, nghề nghiệp, viện nghiên cứu…) công bố.
Theo Thông tư 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 09 năm 2007 hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài một cách gián tiếp thông qua việc thực hiện quy định trong các tài liệu kỹ thuật, văn bản quản lý (văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật…) trong đó có viện dẫn hoàn toàn hoặc một phần nội dung của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài.
Khi xây dựng quy chuẩn, đây cũng được xem là một trong những yêu tố để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật là dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế – xã hội.
Khi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật cần phải căn cứ vào kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật để đảm bảo được nguyên tắc cơ bản đề ra của hoạt động xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ tư, Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
Việc công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy hoặc kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân trên cơ sở kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.
Trong quy trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, việc kiểm tra, giám định hết sức cấn thiết. Nó giúp cho việc xây dựng uy chuẩn được chính xác, thuận lợi hơn.
Như vậy, khi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, cần phải căn cứ vào kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.