Căn cứ xác định đối tượng là người khuyết tật. Quy định về căn cứ xác định mức đọ khuyết tật, chế độ hưởng của người khuyết tật.
Căn cứ xác định đối tượng là người khuyết tật. Quy định về căn cứ xác định mức độ khuyết tật, chế độ hưởng của người khuyết tật.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin phép luật sư được hỏi một số câu hỏi như sau:
1/ Người bị mù một mắt có được đánh giá là người khuyết tật hay không?
2/ Có một số cháu bị mắc bệnh Thalassimia thì có được đưa vào đánh giá là khuyết tật hay không. Xin chân thành cám ơn!?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật 2010 quy định:
“1.Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”
Như vậy, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Căn cứ Điều 3 Luật khuyết tật 2010 quy định dạng tật và mức độ khuyết tật như sau:
“1. Dạng tật bao gồm:
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;
c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Chính phủ quy định chi tiết về dạng tật và mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.”
Tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP:
“3, Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.”
Do đó, trường hợp mù một mắt đã làm mất khả năng nhìn ánh sáng, màu sắc, hình ảnh cũng như sự vật một phần trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường nên trường hợp này có thể coi là khuyết tật nhìn. Để xác định mức độ khuyết tật cần có xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện.
Đối với bệnh Thalassemia:
Thalassemia (tha-lat-xê-mi-a) còn gọi là thiếu máu miền biển là một bệnh di truyền gây giảm sản xuất hoặc tạo ra huyết sắc tố bất thường. Đây là thành phần chứa trong tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Rối loạn sẽ dẫn đến tình trạng phá hủy hồng cầu, làm thiếu máu, thiếu oxy trong cơ thể và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan khác.
Như vậy, bệnh thalassemia là một căn bệnh thiếu máu miền biển nếu rối loạn sẽ dẫn đến tình trạng bị phá hủy hồng cầu, làm thiếu máu, thiếu oxy trong cơ thể và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan khác. Bệnh này ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể mà không phải căn bệnh khiến cơ thể khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Do đó, căn bệnh này không được coi là khuyết tật. Vấn đề này thuộc về lĩnh vực chuyên môn y khoa, bạn cần tới trung tâm y tế để đánh giá chính xác mức độ suy giảm sức khỏe.