Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành về những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai bị xử phạt hành chính thì không có quy định nào cụ thể cho việc xử lý hành chính đối với hành vi hủy hoại đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một thắc mắc muốn nhờ bạn tư vấn giúp! Trước đây, đối cới hành vi san ủi đất không có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp được các cơ quan nhà nước căn cứ theo Điều 10 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai để lập biên bản xử lý. Tuy nhiên, hiện nay Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai được ban hành thay thế Nghị định 105/2009/NĐ-CP lại không có Điều nào quy định đối với hành vi hủy hoại đất.
Vậy, đối với trường hợp tự ý san ủi đất không có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì hiện nay căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật nào để lập biên bản xử lý theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành về những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai bị xử phạt hành chính thì không có quy định nào cụ thể cho việc xử lý hành chính đối với hành vi hủy hoại đất.
Căn cứ theo Khoản 25 Điều 3 Luật đất đai 2013, có thể hiểu: Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định. Do vậy, hành vi san ủi đất trái phép là một trong những hành vi hủy hoại đất theo quy định pháp luật. Khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013 cũng đã quy định rõ về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi “Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai”.
Khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013 quy định về các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất.
– Đất được Nhà nước giao, quản lý mà để bị lấn chiếm….
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Khi đó, trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp
“1. Trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.
Trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã làm chứng để làm căn cứ quyết định thu hồi đất và được lập theo quy định sau đây:
a) Cơ quan tài nguyên và môi trường tổ chức kiểm tra để xác định hành vi vi phạm quy định tại các Điểm c, d và g Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai; tổ chức thanh tra để xác định hành vi vi phạm quy định tại Điểm h và Điểm i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai;
b) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản, người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất.
3. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm sau:
a)
b) Chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 65 của Nghị định này;
d) Bố trí kinh phí thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.
4. Cơ quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận”.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.