Căn cứ và cách tính mức bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra. Phân biệt bồi thường thiệt hại và phạt do vi phạm hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là biện pháp pháp lý quan trọng có vai trò bù đắp cho bên bị thiệt hại (bên có quyền) những tổn thất là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng. Trong các hệ thống pháp luật, về nguyên tắc bồi thường thiệt hại là biện pháp nhằm khắc phục những thiệt hại xảy ra để đưa bên bị thiệt hại vào vị trí mà đáng lẽ bên này có được nếu hợp đồng được thực hiện đúng. Vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện đúng hợp đồng của bên có nghĩa vụ, bao gồm hành vi không thực hiện một phần, không thực hiện toàn bộ, chậm thực hiện hay có khiếm khuyết trong việc thực hiện hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng, nhằm bảo đảm cho trách nhiệm dân sự theo hợp đồng được thực hiện bằng cách bù đắp những tổn thất là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng do bên vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Một trong những điểm tích cực của
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được quy định tại các điều khoản sau của Bộ luật Dân sự năm 2015: Điều 13 quy định, cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường “toàn bộ thiệt hại”, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Điều 360 cũng có quy định tương tự, trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường “toàn bộ thiệt hại”, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm cả thiệt hại về vật chất và tinh thần (Điều 361). Điều 419 quy định cụ thể về xác định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng. Theo đó, thiệt hại được bồi thường sẽ bao gồm: (i) Thiệt hại vật chất thực tế xác định được: tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại , thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút; (ii) Khoản lợi ích mà lẽ ra bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được hưởng do hợp đồng mang lại; (iii) Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại; (iv) Thiệt hại về tinh thần.
Có thể nhận thấy, thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 có sự mở rộng hơn so với quy định trong “Bộ luật dân sự năm 2015” khi thiệt hại được bồi thường không chỉ bao gồm những thiệt hại thực tế, hiện hữu mà còn bao gồm cả khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm lẽ ra được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Sự mở rộng này có sự tương đồng với quy định về bồi thường thiệt hại trong Luật Thương mại năm 2005: “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm” (khoản 2 Điều 302).
Như vậy, quy định về bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Dân sự năm 2015 là rõ ràng và mở rộng hơn cả. So với “Bộ luật dân sự năm 2015” thì giá trị được bồi thường đã được mở rộng hơn, đồng thời chỉ rõ rằng những thiệt hại về tinh thần cũng thuộc phạm vi được bồi thường do vi phạm hợp đồng – nội dung gây nhiều tranh cãi theo quy định của “Bộ luật dân sự năm 2015”. So với Luật Thương mại nắm 2005 thì sự mở rộng hơn được thể hiện ở việc quy định những thiệt hại về tinh thần cũng thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Căn cứ áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
1.1. Hành vi vi phạm hợp đồng
Hành vi vi phạm hợp đồng là một căn cứ quan trọng và cần thiết để áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại, đặc biệt trong bối cảnh các giao dịch dân sự diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp. Hành vi vi phạm hợp đồng là điều kiện cơ bản và là tiền đề làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Dựa trên nguyên tắc nền tảng được ghi nhận tại Khoản 5 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 xem việc bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng những điều mà họ đã cam kết hợp pháp (bao gồm thỏa thuận giữa các bên, các quy định của pháp luật về hợp đồng) là hành vi vi phạm quy tắc xử sự trong lĩnh vực hợp đồng do các bên tự nguyện tạo ra – hành vi vi phạm hợp đồng và do đó buộc bên có hành vi vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
Pháp luật hợp đồng Việt Nam còn liệt kê các trường hợp các bên trong quan hệ hợp đồng có những hành xử không đúng cam kết hay vi phạm hợp đồng gồm: chậm thực hiện nghĩa vụ (khoản 2 Điều 353); không thực hiện nghĩa vụ giao vật (khoản 2 Điều 356); không thực hiện một công việc hoặc thực hiện một công việc không được phép thực hiện (khoản 2 Điều 358); chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (khoản 2 Điều 357); chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ (khoản 2 Điều 355, Điều 359); giao tài sản không đúng số lượng (khoản 2, Điều 437); giao vật không đồng bộ (khoản 2 Điều 438); giao tài sản không đúng chủng loại (khoản 2 Điều 439); không cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng (khoản 2 Điều 443); không bảo đảm chất lượng vật mua bán (khoản 2 Điều 445); không bảo đảm quyền sở hữu cho bên có quyền (khoản 2 Điều 444),…
1.2. Thiệt hại xảy ra
Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định. Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin… Và theo đó cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
1.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại là quan hệ phát sinh từ hậu quả của hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và các quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của các chủ thể khác. Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải bù đắp, đền bù những tổn thất về vật chất, về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Điều kiện để phát sinh trách nhiệm này là phải có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra có lỗi của người gây ra thiệt hại.
Việc Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005 không quy định lỗi là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều này cho phép xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên vi phạm hợp đồng khi có hành vi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không đúng mà không đòi hỏi phải tìm hiểu trạng thái tâm lý của bên gây thiệt hại hay tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện đúng hợp đồng. Việc không ghi nhận lỗi là một trong các căn cứ áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật thương mại năm 2005 không có nghĩa là yếu tố lỗi hoàn toàn bị bỏ trong bồi thường thiệt hại mà thực chất yếu tố lỗi đã được ngầm định trong tiêu chí đánh giá hành xử của các bên trong quan hệ hợp đồng và do vậy bên vi phạm hợp đồng được suy đoán là có lỗi.
2. Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Vấn đề xác định thiệt hại, theo khoản 1 Điều 419, BLDS năm 2015, thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 419; Điều 13 và Điều 360 BLDS năm 2015. Trong khi đó, Điều 13 và Điều 360 BLDS năm 2015 chỉ nêu nguyên tắc chung là nếu một bên gây thiệt hại cho một bên khác thì phải bồi thường cho bên này toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hay luật có quy định khác. Khoản 2 Điều 419 BLDS năm 2015 chỉ đề cập thiệt hại là lợi ích mà lẽ ra người có quyền (bên bị vi phạm) sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại và các chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại. Điều 302 Luật Thương mại năm 2005: “giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”.
Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu được mọi cá nhân, tổ chức sử dụng nhằm thỏa mãn các nhu cầu về mọi mặt trong cuộc sống, do vậy, hợp đồng luôn có vai trò quan trọng đối với sự vận hành của nền kinh tế. Nếu như xác lập hợp đồng là quá trình các bên thỏa thuận, thống nhất với nhau về các điều khoản hợp đồng thì thực hiện hợp đồng lại là quá trình các bên biến các điều khoản họ đã tự nguyện cam kết thành hiện thực để đáp ứng các quyền và nghĩa vụ mà họ mong muốn đạt được.
Như vậy cách tính mức bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào việc thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng như giá trị thiệt hại thực tế đối với từng trường hợp cụ thể.