Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự bao gồm những căn cứ cơ bản như thế nào?
– Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại
Đương sự là cá nhân chết là căn cứ được áp dụng khi đương sự là cá nhân và là một trong các đương sự đang tham gia vào việc giải quyết vụ án đã chết. thực tiễn cho thấy, trong một số vụ án dân sự Tòa án đang tiến hành giải quyết vụ án dân sự thì xảy ra sự kiện đương sự là cá nhân bị chết nhưng lại chưa có chủ thể kế thừa quyền và nghĩa vụ của họ. Việc đương sự chết mà chưa có chủ thể kế thừa quyền và nghĩa vụ sẽ có hậu quả là làm gián đoạn việc giải quyết vụ án đang được tiến hành tại Tòa án. Với căn cứ này có thể hiểu vì chưa xác định ngay được người thừa kế, người thừa kế chưa sẵn sàng tham gia tố tụng nên tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án để đảm bảo quyền tham gia tố tụng, quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những chủ thể này.
Theo quy định tại Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự thì đương sự trong vụ án dân sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Nếu trong quá trình giải quyết vụ án, một trong các đương sự trên chết mà chưa có chủ thể kế thừa quyền và nghĩa vụ thì tòa án phải tạm ngừng việc giải quyết vụ án. So với các quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự đã khắc phục được hạn chế trước đây. Bởi vì theo quy định trước đây thì việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự chỉ áp dụng trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn chết mà không áp dụng cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, tòa án đang giải quyết vụ án dân sự cũng chỉ được ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi đương sự là cá nhân chết nhưng quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ theo pháp luật quy định là được kế thừa. Khoản 1 Điều 62 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng”. Như vậy, chỉ trong trường hợp quyền và nghĩa vụ của đương sự đã chết là quyền và nghĩa vụ về tài sản thì người thừa kế sẽ tham gia tố tụng còn đối với các quan hệ về nhân thân thì không có sự thừa kế về quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự. Đây là một điểm rất căn bản cần phải lưu ý để xác định là tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án hay ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
>>> Luật sư
– Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm
Theo quy định tại Điều 259 Bộ luật tố tụng dân sự thì tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự. do đó, trong trường hợp đương sự là cá nhân chết tại tòa án cấp phúc thẩm nhưng chưa xác định được người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự đó thì tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.