Khi tham gia giao thông, không tránh khỏi một số trường hợp xảy ra tai nạn nên để giải quyết ổn thỏa vấn đề bồi thường hoặc hình thức xử phạt thì cần xác định tính đúng sai của hành vi những người có liên quan. Vậy căn cứ để xác định tính đúng sai của vụ tai nạn giao thông là gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định về lỗi trong pháp luật Việt Nam:
Trong pháp luật hiện hành thì lỗi là một trong những yếu tố được xem xét để cơ quan có thẩm quyền đưa ra hình thức xử lý phù hợp với tính chất hành vi của người này. Lỗi được hiểu là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm, thể hiện được ý chí, quyết định lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mặc dù người này hoàn toàn có đủ điều kiện để lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Áp dụng yếu tố này vào trong trường hợp cụ thể thì lỗi cũng thường được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi của mình. Hành vi thực hiện được xác định là nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Theo pháp luật hình sự Việt Nam, hành vi gây thiệt hại cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu nếu xác định được yếu tố lỗi của chủ thể này khi thực hiện hành vi. Nguyên tắc có lỗi là nguyên tắc cơ bản của luật hình sự.Theo đó, cá nhân phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình vì họ đầy đủ các yếu về có năng lực nhận thức được quy luật, nhận thức được đòi hỏi của xã hội và năng lực lựa chọn, quyết định hành động theo quy luật, theo đòi hỏi của xã hội) và do vậy, chỉ khi có tự do họ mới có thể phải chịu trách nhiệm.
Yếu tố lỗi được cơ quan có thẩm quyền xác định theo pháp luật hình sự phải đảm bảo đầy đủ 02 điều kiện sau:
– Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm không mắc bệnh tâm thần, các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi (tức là không bị mất năng lực hành vi)
– Điều kiện về độ tuổi cũng phải đảm bảo theo quy định hiện hành:
Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên thì cá nhân hoàn toàn phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi tội phạm mà mình gây ra;
Trong trường hợp người từ đủ 14 tuổi trở lên mà chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự vè tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Căn cứ để xác định tính đúng sai của vụ tai nạn:
Khi xảy ra tai nạn giao thông yếu tố lỗi luôn là một trong những vấn đề được các cơ quan điều tra và cá nhân xem xét và đánh giá đầu tiên. Đây cũng là cơ sở quan trọng để tiến hành đưa ra hướng giải quyết đối với vụ việc này. Để hiểu được vụ tai nạn xảy ra ai là người có lỗi thì chúng ta phải xem xét về việc tuân thủ các quy định quy tắc tham gia giao thông đường bộ, các khả năng hợp lý mà người tham gia giao thông có thể xử lý điều khiển phương tiện. Chỉ khi thực hiện tốt được việc này thì mới xác định được chính xác ai là người có lỗi.
Theo ghi nhận tại Điều 9 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2019 Luật Giao thông đường bộ thì các cá nhân khi tham gia giao thông phải thực hiện các nguyên tắc nêu dưới đây:
– Đối với chiều đi khi tham gia giao thông thìngười tham gia phải đi bên phải theo hướng đi của mình, đồng thời phải đi đúng làn đường phần đường đã được quy định và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ;
– Khi phương tiện tham gia giao thông là ô tô thì cần có trang bị dây an toàn. Người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong ô tô bắt buộc phải thắt dây an toàn thì mới đảm bảo theo đúng quy định.
Như vậy, khi xảy ra tai nạn giao thông cơ quan điều tra thực hiện xác minh tính đúng sai của vụ tai nạn giao thông phải xem xét đến việc cá nhân có tuân thủ được đầy đủ các quy định liên quan đến giao thông đường bộ hay không.
Yếu tố mà cơ quan có thẩm quyền xem xét đó là việc tuân thủ hệ thống báo hiệu đường bộ của các bên tham gia; cách chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ; ngoài ra, khi lưu thông trên đường thì tốc độ mà phương tiện vận hành phải đúng theo quy định, tùy từng địa điểm khu vực nhất định thì tốc độ xe lưu thông cũng có điều chỉnh khác nhau; Đảm bảo sự an toàn khi lưu thông các phương tiện vậy giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe mình đối với những khu vực có biển báo cự ly tối thiểu giữa hai xe phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo đó; trong quá trình lưu thông không thể tránh khỏi việc vượt xe, chuyển hướng xe hoặc lùi xe những việc này cá nhân khi lái xe phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn quy định tại Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ
Đồng thời, Việc dừng xe đỗ xe trên đường bộ cũng phải đúng theo quy định bởi nếu vị trí hậu xe dừng đỗ không đúng mà dẫn đến tai nạn giao thông thì yếu tố này sẽ để xác định tính đúng sai của vụ việc.
Ví dụ:
A là học sinh cấp ba tự ý lấy xe mô tô để đi học ( xe máy có dung tích xy lanh 175cm3), khi đang đi từ trong ngõ ra để sang đường thì có va chạm với anh B. Anh B đang điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường thẳng, đúng phần đường dành cho xe mô tô. Vì sự kiện diễn ra quá bất ngờ cùng với khoảng cách gần, anh B không kịp xử lý để đạp phanh. Dẫn đến xe của anh B tông trực diện vào phần đầu xe của A và bạn này đã ngã khỏi xe vì không giữ được thăng bằng. Vì sự kiện va chạm giao thông này thì A đã bị thiệt mạng, Anh B cũng bị thương nặng và tài sản là xe máy cũng bị thiệt hại nghiêm trọng;
Với tình huống nếu trên, Anh B là người điều khiển xe mô tô trên đường thẳng mà theo quy định Điều 15 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ thì cá nhân đang lưu thông trên đoạn đường thẳng được quyền ưu tiên. Trong trường hợp bạn A không có sự quan sát và cẩu thả trong việc tham gia giao thông mà dẫn đến tai nạn. Như vậy, ta có thể xác định tình huống bạn A đi ra khỏi ngõ và băng qua đường đột ngột ở khoảng cách gần là sự kiện bất ngờ với anh B. Hơn nữa, cá nhân bạn này điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi để lái xe với dung tích 175cm3 cũng đang vi phạm quy định pháp luật.
Có thể xác định, yếu tố lỗi sai của A đã được chứng minh rõ ràng, vừa chưa đủ tuổi để điều khiển phương tiện này, cùng với sự kiện bất ngờ cũng đã diễn ra.
Mở rộng vấn đề:
Căn cứ theo Điều 20
Như vậy, khi cá nhân phải đối diện với một sự kiện bất ngờ mà người này không thể nào thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước. Cho nên, khi gây nên tai nạn giao thông do sự kiện bất ngờ thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Ý nghĩa của việc xác định lỗi khi tai nạn giao thông xảy ra:
Quá trình xác định tính đúng sai hay còn gọi là xác định lỗi khi tai nạn giao thông xảy ra có ý nghĩa vô cùng quan trọng hỗ trợ các cơ quan, cá nhân giải quyết vụ tai nạn giao thông cũng như đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan, cụ thể:
– Thứ nhất, xác định lỗi của các bên khi tham gia giao thông là cơ sở và căn cứ quan trọng để cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Hơn nữa đối với trường hợp có đầy đủ các yếu tố có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cá nhân có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự do tội vi phạm các quy tắc và tham gia giao thông đường bộ;
– Thứ hai, xác minh được đúng lỗi của các bên khi tham gia giao thông sẽ hỗ trợ cho việc xác định mức bồi thường thiệt hại hợp lý. Hiện nay, mức bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện được nêu dưới đây: xem xét trên thực tế có thiệt hại xảy ra, việc xảy ra thiệt hại cho hành vi trái pháp luật tác động nên, hành vi và hậu quả của việc dẫn đến tai nạn giao thông có mối quan hệ mật thiết với nhau và người gây ra thiệt hại phải được xác định là có yếu tố lỗi. Đồng thời, tại Điều 584
Theo đó, trong những trường hợp sau đây người gây tai nạn sẽ không phải bồi thường thiệt hại cho bị hại:
+ Cá nhân bị thiệt hại được xác định là có lỗi trong việc gây nên thiệt hại này thì sẽ không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
+ Bên có quyền lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do cá cá nhân này không áp dụng các biện pháp cần thiết hợp lý để ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại do chính mình.
Văn bản phap luật được sử dụng:
– Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ.